Thứ sáu 19/04/2024 15:16

Hoan nghênh biện pháp mạnh của Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) công bố danh sách các webiste khuyến nghị thương hiệu, nhãn hàng đặt quảng cáo được xem là giải pháp căn cơ nhằm loại bỏ vấn nạn quảng cáo độc hại, sai sự thật đang bùng phát trong thời gian gần đây.
Hoan nghênh biện pháp mạnh của Bộ TT&TT
Hoan nghênh biện pháp mạnh của Bộ TT&TT.

Cách đây 6 tháng, khi đang vô cùng lo lắng với căn bệnh tiểu đường của mình, chị Nguyễn Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) đã vô tình xem được quảng cáo trên Youtube về loại thuốc D được quảng cáo như khắc tinh của căn bệnh này. Với việc xuất hiện nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đứng ra cam kết chất lượng cho sản phẩm trên, chị Hà đã bỏ ra 2 triệu đồng để mua một lọ về sử dụng.

Tuy nhiên, chỉ đến khi tình hình bệnh trở nặng, qua tham khảo bác sĩ, chị Hà mới biết thứ này không có mấy tác dụng với tình trạng của chị.

Chị Hà chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của quảng cáo sai sự thật đang bùng phát trong những năm gần đây. Và đây cũng là một trong những vấn nạn nhức nhối của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt khi ngày càng xuất hiện nhiều nội dung độc hại, khiêu dâm, giật gân... thậm chí là cả chống phá Đảng, Nhà nước trên YouTube, Facebook, Tiktok...

Mặc dù phía cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh như xử phạt nghệ sĩ hoặc nhãn hàng có quảng cáo sai phạm, yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới có biện pháp ngăn chặn những quảng cáo xấu độc nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa được xử lý triệt để. Thậm chí, ngay trong năm 2022, Bộ TT&TT đã công bố danh sách 146 website cung cấp nội dung quảng cáo cá độ, cung cấp trò chơi điện tử trái phép có tính chất cờ bạc, đổi thưởng… để người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo lưu ý không phát hành sản phẩm quảng cáo trên các trang thông tin điện tử này.

Vì vậy, mới đây Bộ TT&TT đã đưa ra một giải pháp căn cơ và mạnh mẽ hơn đối với vấn nạn này. Theo đó, cơ quan này đã công bố danh sách các website được khuyến nghị DN, nhãn hàng đặt quảng cáo có tên gọi là “White List”. "White List" gồm danh sách đã được cấp phép của 301 báo, tạp chí điện tử, 1.381 trang thông tin điện tử tổng hợp và 953 mạng xã hội.

Đây đều là những địa chỉ đã được cấp giấy phép hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có thông tin về người chịu trách nhiệm quản lý nội dung.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng yêu cầu các DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng chủ động xây dựng “Black List" nhằm công khai các nhãn hàng, đại lý, nền tảng phát hành quảng cáo, trang thông tin điện tử vi phạm. Qua đó khuyến cáo các tổ chức, DN không hợp tác quảng cáo với những đối tượng này.

Nói về vấn nạn quảng cáo trên môi trường mạng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, tình trạng này là khá phổ biến, đặc biệt là tại các nền tảng xuyên biên giới như Google, YouTube, Facebook... Điều này dẫn tới rất nhiều hệ lụy. Do đó, bằng mọi cách phải chấm dứt các quảng cáo “bẩn” trên không gian mạng.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các đại lý, nhãn hàng quảng cáo trong nước hợp tác với các nền tảng quảng cáo vi phạm.

Đối với các DN quảng cáo xuyên biên giới, nếu không tuân thủ luật pháp Việt Nam sẽ không được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam. Bộ TT&TT cũng khuyến nghị các DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng xem xét lựa chọn quảng cáo trong "White list" nhằm đảm bảo an toàn thương hiệu, góp phần phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh.

Đăng quảng cáo trên kênh YouTube, một Công ty bị xử phạt
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vida nano quảng cáo sai sự thật về công dụng
Cảnh báo 2 thực phẩm chức năng vi phạm quy định về quảng cáo
Hà Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động