Thứ bảy 01/04/2023 04:43

Hiệu quả từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Vừa qua, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến "Giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa". Tọa đàm nhằm bàn các giải pháp phát triển dịch vụ mobile money, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả nhất định
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả nhất định

Là "cánh tay nối dài" của ngân hàng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 8 tháng triển khai thí điểm, 3 nhà mạng gồm: Viettel, MobiFone, Vinaphone đang có khoảng 2,2 triệu khách hàng ở nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị. Tốc độ phát triển khách hàng mới của dịch vụ này có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Trong khi đó, vẫn còn số lượng lớn người dân ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán điện tử.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán đã có những bước phát triển theo hướng hiện đại. Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả nhất định. Hiện có gần 72.000 điểm giao dịch, cung cấp dịch vụ, trong đó, có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong 9 tháng đầu năm 2022, có gần 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ này, trong đó 37,5% khách hàng ở nông thôn với tổng giá trị giao dịch đạt 167.680 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, liên quan đến thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn, an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến.

Mạng lưới chi nhánh và cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn phát triển chưa như kỳ vọng. Một số sản phẩm dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt chưa được thiết kế theo hướng hướng tới khách hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khu vực nông thôn, do đó chưa phát huy được tối đa dịch vụ.

Ông Trương Quang Việt, Phó Tổng GĐ Viettel Digital cho rằng, khi đơn vị tham gia vào mạng lưới NAPAS, liên thông tài khoản ngân hàng, dòng chảy tiền và thanh toán điện tử được đẩy mạnh. Khách hàng sử dụng mobile money có thêm cơ hội mở rộng điểm chạm để nạp tiền, chuyển tiền, tăng cường giao dịch. Những người có sẵn tài khoản ngân hàng cũng có nhiều cơ hội hơn để có thể chuyển khoản, chuyển tiền đến người thân của mình.

Có thể xem lại mức phí ưu đãi, miễn giảm thuế

Nói về giải pháp để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hết sức quan tâm đến việc thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Cụ thể, chúng ta đã có Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Sau đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tham mưu và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1813).

Đối với khu vực nông thôn, để thúc đẩy các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đang dự kiến một số nội dung. Trong đó, sẽ tập trung triển khai các giải pháp để đa dạng các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là phát triển các đại lý thanh toán tại vùng sâu, vùng xa. Với nội dung đại lý thanh toán, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét để tiếp tục gia hạn việc thí điểm, trên cơ sở đó sẽ rà soát, xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chính thức triển khai.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng GĐ Sacombank cho rằng, về phía các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngân hàng sẽ thực hiện việc cùng nhau số hóa bởi đây là công việc phải đi cùng nhau chứ không thể riêng lẻ.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với Bộ Công an hỗ trợ các ngân hàng triển khai rộng rãi các giải pháp đã được thí điểm thành công. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp để khai thác được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm giúp cung cấp các sản phẩm tiện ích hơn cho người dân, cũng như thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo thuận tiện hơn cho các khách hàng khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Tiện lợi thanh toán phí giao thông tự động qua ứng dụng VPBank NEO
Tăng mức hỗ trợ về nhà ở cho người có công, các hộ nghèo vùng nông thôn
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội sẽ triển khai sớm

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội sẽ triển khai sớm

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2023. Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì họp báo.
Từ ngày 1/4, tiến hành tổng điều tra doanh nghiệp năm 2023

Từ ngày 1/4, tiến hành tổng điều tra doanh nghiệp năm 2023

Cuộc điều tra được tiến hành nhằm thu thập các thông tin về DN, hợp tác xã/liên hiệp HTX, phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình KT-XH, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương.
Gặp gỡ, lắng nghe cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp

Gặp gỡ, lắng nghe cùng tháo gỡ khó khăn với doanh nghiệp

Sáng 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023 với chủ đề: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.
Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.
Giá lăn bánh Vinfast VF8 - chiếc SUV thời thượng đáng để "xuống tiền"

Giá lăn bánh Vinfast VF8 - chiếc SUV thời thượng đáng để "xuống tiền"

Vinfast VF 8 được công ty thiết kế danh tiếng Pininfarina chắp bút. Từ khi xuất hiện, VF8 đã cho thấy tiềm năng của mình dù phải cạnh tranh với Kia Sorento, Hyundai Santa Fe, Mazda CX-8 ,Toyota Fortuner, Ford Everest,...
Giá thép hôm nay 31/3: Một số loại thép tiếp tục tăng giá

Giá thép hôm nay 31/3: Một số loại thép tiếp tục tăng giá

Giá thép hôm nay 31/3, trong nước một số loại thép tiếp tục tăng giá. Trong khi đó, trên thị trường thế giớ ghi nhận giá thép giảm 7 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch.
Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Công trình Đường Vành đai TP Tân An (bao gồm cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) đang dần hoàn thiện. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch cho sự phát triển của TP Tân An, tạo sức bật hạ tầng đô thị thành phố trẻ.
Khó khăn trong đầu tư nhà ở xã hội tại Việt Nam

Khó khăn trong đầu tư nhà ở xã hội tại Việt Nam

Theo đánh giá của chuyên gia Savills, ở nhiều nơi trên thế giới, việc chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước để phát triển nhà ở xã hội là không thể, buộc phải có sự hỗ trợ và đồng hành của khối tư nhân...
Tây Nam Linh Đàm – chốn sống mới ưa thích của cư dân Thủ đô

Tây Nam Linh Đàm – chốn sống mới ưa thích của cư dân Thủ đô

Mật độ cư dân thông thoáng với những khu đô thị mới được quy hoạch bài bản và tiện ích đủ đầy, Tây Nam Linh Đàm trở thành phễu hút cộng đồng cư dân Thủ đô.
Chứng khoán ngày 31/3: Khối ngoại mua ròng, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Chứng khoán ngày 31/3: Khối ngoại mua ròng, VN-Index tăng hơn 5 điểm

Bất chấp áp lực chốt lời phiên cuối tuần, dòng tiền tiếp tục được đẩy mạnh vào thị trường giúp VN-Index tăng hơn 5 điểm.
VN-Index tiếp tục tích lũy, nhóm bất động sản tăng tốt

VN-Index tiếp tục tích lũy, nhóm bất động sản tăng tốt

Chỉ số VN-Index có 8 phiên tăng điểm với biên độ hẹp dưới 1%. Trong phiên sáng nay, bất động sản tăng tới 1.68% và ở mức cao nhất thị trường.
Sự tích cực lan rộng, cổ phiếu chứng khoán được giao dịch sôi động

Sự tích cực lan rộng, cổ phiếu chứng khoán được giao dịch sôi động

Thị trường chứng khoán mở đầu phiên 30/3 với diễn biến tích cực. Sắc xanh lan tỏa trên diện rộng và có mặt ở hầu hết các nhóm ngành. VN-Index tăng 6.3 điểm lên 1,062.64 (thời điểm 9h20). Nhóm ngân hàng, bất động sản, xây dựng, chứng khoán đều đồng thuận tăng trong phiên.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động