Thứ năm 10/10/2024 16:54

HĐND Thành phố thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua Nghị quyết.
Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo, làm việc triển khai lập quy hoạch Thủ đô

Trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 07/3/2022.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải trình bày Tờ trình của UBND TP tại Kỳ họp
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải trình bày Tờ trình của UBND TP tại Kỳ họp

UBND TP đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan lập Quy hoạch tổ chức triển khai lập Quy hoạch Thủ đô theo quy định của pháp luật về quy hoạch tại Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 4/4/2022.

UBND TP đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tiểu Ban Chỉ đạo để chỉ đạo, điều hành trong quá trình lập Quy hoạch Thủ đô: Quyết định số 1764/QĐ- UBND ngày 25/5/2022 về việc điều chỉnh Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 01/6/2021 của UBND TP về việc thành lập Ban Chỉ đạo TP chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày 25/5/2022 về việc thành lập Tiểu ban chỉ đạo lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 13/03/2023 về việc điều chỉnh Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày 25/5/2022 của UBND Thành phố về thành lập Tiểu ban chỉ đạo lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

UBND TP Hà Nội đã ban hành các Kế hoạch triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô: Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/5/2022 và Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 29/5/2023 về việc triển khai công tác lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 246/KH- UBND ngày 12/10/2023 triển khai công tác lấy ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

UBND TP đã chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch xây dựng Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TP và đã được thông qua tại Nghị quyết số 20- NQ/TU, ngày 27/4/2023 của Thành ủy Hà Nội Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII; Kết luận số 118-KL/TU, ngày 15/5/2023 của Thành ủy Hà Nội về Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII (nhiệm kỳ 2020-2025).

Chủ trì và chỉ đạo tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo, hội nghị, làm việc triển khai công tác lập quy hoạch Thủ đô. Trong quá trình lập Quy hoạch, TP nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị đồng hành trên địa bàn, cộng đồng dân cư gợi ý đối với các nội dung lập Quy hoạch Thủ đô nói riêng, phát triển Thủ đô nói chung.

Cơ quan lập Quy hoạch đã tổ chức lựa chọn Liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô là các cơ quan nghiên cứu, trường đại học hàng đầu trong cả nước ở nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó Trường Đại học Kinh tế quốc dân là đơn vị đứng đầu liên danh. TP đã chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm, trao đổi, thống nhất các nội dung với các tỉnh, thành phố và cơ quan tư vấn lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng để cập nhật các nội dung hợp tác vùng vào Quy hoạch Thủ đô, đảm bảo tính thứ bậc trong quy hoạch theo quy định, nhất là việc khớp nối hạ tầng giao thông; đã tiến hành lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành lân cận, các sở, ban, ngành, quận, huyện thị xã và cộng đồng dân cư.

Cơ quan lập Quy hoạch trình và được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thông qua Quy hoạch Thủ đô; tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô.

Các đại biểu quyết nghị thông qua Nghị quyết.
Các đại biểu quyết nghị thông qua Nghị quyết.

Căn cứ quy định của pháp luật về quy hoạch và căn cứ yêu cầu thực tiễn triển khai việc trình xin ý kiến các cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, thông qua Quy hoạch Thủ đô cần tiến hành khẩn trương, thực hiện đồng thời các bước cùng với quá trình bổ sung, hoàn thiện nội dung Quy hoạch. Cụ thể, Ban Cán sự Đảng UBND TP trình hồ sơ Quy hoạch để Thành uỷ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị vào thời gian đầu tháng 4/2024.

UBND TP hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội theo quy định tại Điều 34 Luật Quy hoạch năm 2017.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đoàn Việt Cường nhấn mạnh, việc UBND TP trình thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đúng quy định, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyêt.

Qua thẩm tra, Ban Đô thị cơ bản thống nhất nội dung Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề nghị UBND TP báo cáo làm rõ thêm và tiếp tục hoàn thiện để trình Thủ tướng.

Cụ thể, Thủ đô Hà Nội có vị thế, vai trò rất quan trọng trong vùng Thủ đô cũng như cả nước. Do vậy, cần làm nổi bật hơn vị trí, đặc điểm của Thủ đô Hà Nội trong vùng Thủ đô, đánh giá kỹ hơn việc thực hiện chức năng vùng của TP Hà Nội; làm rõ vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội đối với vùng Đồng bằng sông Hồng cùng cả nước.

Đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; bổ sung dự báo các yếu tố điều kiện phát triển đặc thù của Hà Nội.

Về một số vấn đề cụ thể cần quan tâm, ông Đoàn Việt Cường nhấn mạnh đến rà soát, đánh giá cụ thể các tồn tại, hạn chế để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có giải pháp hiệu quả, giải quyết phù hợp. Đặc biệt là việc thiếu thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ; hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng giao thông công cộng chậm phát triển, nhất là đường sắt đô thị; hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, xử lý nước thải còn thiếu và yếu; ô nhiễm môi trường…

Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (tổ ĐB huyện Thường Tín) thảo luận tại hội trường.
Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (tổ ĐB huyện Thường Tín) thảo luận tại hội trường.

Đại biểu đề nghị quan tâm đến niên độ quy hoạch

Thảo luận tại hội trường, ĐB Nguyễn Tiến Minh (tổ ĐB huyện Thường Tín) bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển của TP sau khi quy hoạch được thông qua.

Góp ý vào bản quy hoạch quan trọng này, ĐB Nguyễn Tiến Minh đề nghị chú trọng vào quy hoạch giao thông vận tải để xứng đáng với quy mô TP 100 triệu dân, lấy sông Hồng làm trung tâm của quy hoạch; quy hoạch đường bộ theo hướng ô bàn cờ; xử lý tốt nước thải để làm sống lại các dòng sông cổ. Về cơ chế hai bên bờ sông Hồng, ĐB muốn làm rõ cho phép TP quy hoạch đến thế nào, có nên xem xét triển khai mô hình đê trong đê không.

ĐB Nguyễn Minh Đức (tổ ĐB quận Hoàng Mai) cho biết, cử tri bày tỏ vui mừng vì lần đầu tiên TP đưa ra bức tranh quy hoạch của Thủ đô Hà Nội với việc giải quyết cơ bản các vấn đề quy hoạch và định hướng phát triển của Thủ đô. ĐB đề nghị có đánh giá đầy đủ về thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; kế thừa và phát triển vào quy hoạch mới này thế nào.

Đề cập đến vấn đề giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị, ĐB Nguyễn Minh Đức cho rằng, “nếu chúng ta muốn giải quyết vấn nạn giao thông, phát triển đường sắt đô thị là vấn đề cốt yếu để giải quyết ùn tắc ở giao thông Hà Nội”.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ ĐB quận Hoàng Mai) góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ ĐB quận Hoàng Mai) góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời nhấn mạnh, sau khi có Luật Thủ đô (sửa đổi), TP cần có cơ chế đặc thù về vốn và huy động vốn để làm đường sắt đô thị; việc đầu tư nguồn lực và tổ chức thực hiện cũng cần được quan tâm, tránh gây ra sự chậm trễ. “Trong bối cảnh nhiều TP trên thế giới đã dừng cấp phép ô tô chạy bằng xăng, nên chăng TP Hà Nội cũng cần có cơ chế khuyến khích cho giao thông xanh” – ĐB Nguyễn Minh Đức gợi ý.

ĐB Đường Hoài Nam (ĐB quận Long Biên) cho rằng để thực hiện bản quy hoạch này cần quan tâm đến niên độ quy hoạch, làm cơ sở quan trọng để các cấp ủy lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội. Theo ĐB, trong vòng 6 năm, chúng ta kỳ vọng sẽ làm được một số nội dung quan trọng của quy hoạch. TP tập trung giải pháp hoàn thiện về mặt thể chế. Để thực hiện quy hoạch, cần bố trí nguồn lực lớn nên cần sự ưu tiên; mối quan hệ phân cấp phân quyền và bố trí nguồn lực phải đồng bộ, nhất quán. Ngoài ra, những vấn đề cấp bách như giao thông và ô nhiễm môi trường cần được ưu tiên ban đầu.

Sau khi thảo luận, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Nghị quyết được thông qua, HĐND TP giao UBND TP tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Đô thị HĐND TP và ý kiến của đại biểu để hoàn thiện nội dung của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 - tháng 5/2024 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP và đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Xác định rõ 5 vùng đô thị

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có mục tiêu tổng quát trong Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, Hà Nội là thành phố “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới; trung tâm đi đầu đối với nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc; trung tâm kinh tế tài chính lớn, cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của đất nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực, dựa trên mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ; thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu, hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế...

Quang cảnh Kỳ họp
Quang cảnh Kỳ họp

Đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa; có trình độ phát triển ngang tầm các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; là thành phố kết nối toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng; là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến. Quy mô dân số thường trú đến năm 2050 khoảng 13-13,5 triệu người; GRDP bình quân đầu người năm 2050 đạt 45.000-46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa 80-85% vào năm 2050. Dự báo biến động dân số: Dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 10,5 triệu người; đến năm 2045 khoảng 12,5 triệu người và đến năm 2050 khoảng 13 triệu người. Thành phần dân số khác (dân số quy đổi) đến năm 2030 khoảng 1.450.000 người; đến năm 2045 khoảng 2.100.000 người và đến năm 2050 khoảng 2.500.000 người…

Về nội dung cụ thể, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị. Cùng với TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).

Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để bảo đảm nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.

Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.

Quy hoạch Thủ đô cũng nêu 5 vùng kinh tế - xã hội là: vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông Hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm, thành phố phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì, thành phố phía Bắc, đô thị phía Nam.

HĐND Thành phố Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm với 28 chức danh do HĐND bầu
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 28 chức vụ do HĐND Thành phố Hà Nội bầu
Cuối tháng 3/2024 sẽ diễn ra Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội
Thanh Hải - Thuỷ Tiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu

Chiều 9/10/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Hội nghị Cấp cao ASEAN: sứ mệnh xây dựng một cộng đồng kết nối hơn và tự cường hơn

Sáng 9/10/2024, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Viêng-Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Ngày 7/10, Hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” đã hoàn thành.
Mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954

Mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954

Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thủ đô Hà Nội hiện đại, năng động, sáng tạo, thấm đẫm giá trị văn hóa lịch sử

Thủ đô Hà Nội hiện đại, năng động, sáng tạo, thấm đẫm giá trị văn hóa lịch sử

Sáng nay, 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội vào Lăng viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội vào Lăng viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ...
“Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội”

“Chúng tôi có khát vọng cháy bỏng được trở về Hà Nội”

Đó là chia sẻ của đại tá Nguyễn Hữu Tài (SN 1929), nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng về ngày lịch sử Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.
Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Hà Nội vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, TP Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 và phát động phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt" năm 2025.
Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Giữ rừng để giảm nhẹ thiên tai

Hiện tượng sạt lở đất, sạt lở núi xảy ra đã nhiều lần trong nhiều năm qua, nhưng đó là những lần đất bị mất chân gây trôi, sạt hay lở xuống. Còn lần này là bùn, bùn nhão.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động