Thứ sáu 22/11/2024 11:12
Việc ký khống các bản sao, trích lục:

Hành vi lập khống giấy tờ, dù giả về nội dung hay hình thức đều đáng lên án

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông sau khi thanh tra đột xuất lĩnh vực hộ tịch tại UBND xã Đắk N’Drung, huyện Đắk Song đã phát hiện xã này ký khống 18 bản sao trích lục hộ tịch cho công dân. Trong đó, cấp 13 bản sao trích lục khai sinh, 5 bản sao trích lục kết hôn trái quy định.
Hành vi lập khống giấy tờ, dù giả về nội dung hay hình thức đều đáng lên án
Hành vi lập khống giấy tờ, dù giả về nội dung hay hình thức thì đều đáng lên án. Ảnh minh hoạ

Liên quan tới vụ việc sai phạm nghiêm trọng về lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch như trên, luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, hành vi lập khống giấy tờ, dù giả về nội dung hay hình thức thì đều đáng lên án.

Theo luật sư Khuyên, đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn là một thủ tục hành chính. Sau khi đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn thì các công dân sẽ được cơ quan Nhà nước, cụ thể là UBND cấp bản chính giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn; nếu trong quá trình sử dụng người dân đánh mất bản gốc thì có thể đến đề nghị cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của UBND phường/xã để xin trích lục (bản sao) giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn. Trình tự và thủ tục cấp trích lục (bản sao) giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn được thực hiện theo Luật Hộ tịch năm 2014.

Tại Khoản 9, Điều 4, Luật Hộ tịch quy định: “Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính”.

Cá nhân khi có nhu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh, trích lục đăng ký kết hôn thì chỉ cần chuẩn bị giấy tờ CCCD/CMTND xuất trình tại bộ phận Tư pháp - Hộ tịch của UBND yêu cầu, thì sẽ được cấp bản sao trích lục từ hệ thống dữ liệu có xác nhận của chủ tịch UBND xã/phường, có giá trị sử dụng như bản gốc.

Hành vi “cấp khống” là cấp không có căn cứ thực tế, có dấu hiệu giả mạo, ngụy tạo”. Hành vi này diễn ra công khai ở một cơ quan công quyền thì đây là một sai phạm nghiêm trọng.

“Cụ thể sự việc diễn ra ở xã Đắk N’Drung, huyện Đắk Song, mục đích cấp khống 13 bản sao trích lục khai sinh, 5 bản sao trích lục kết hôn trái quy định của các đối tượng cần được làm rõ. Sau khi đã rõ ràng mục đích, ngoài xử lý nghiêm cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, thì thủ trưởng cơ quan là chủ tịch, phó chủ tịch tham mưu, ký các giấy tờ này cũng cần bị kỷ luật, xử lý nghiêm trước pháp luật.” – luật sư Khuyên nêu quan điểm.

Và trong quá trình xác minh, hành vi lập khống các bản sao giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn này có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan thanh tra sẽ chuyển hồ sơ sang cho cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý theo thẩm quyền. Nếu thông tin người cấp không có thật nhưng giấy tờ được cấp là giấy tờ thật do UBND cấp ra thì các đối tượng sẽ bị xử lý về “tội giả mạo trong công tác” theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự; còn nếu giấy tờ trên là giấy tờ giả được làm giả từ chữ ký, con dấu, tài liệu thì các đối tượng sẽ bị xem xét về “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho thấy cán bộ, công chức nhận tiền của các cá nhân bên ngoài để cấp khống các loại giấy tờ này thì các đối tượng có chức vụ còn bị xử lý về tội "Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Nếu sử dụng các giấy tờ được cấp khống này các đối tượng sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý tương ứng, nếu để trốn tránh nghĩa vụ thì sẽ phải buộc phải thực hiện nghĩa vụ; nếu để lừa dối cơ quan, tổ chức, cá nhân thì sẽ bị xử lý về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự, nếu dùng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

“Hành vi lập khống giấy tờ, dù giả về nội dung hay hình thức thì đều đáng lên án, hành vi này đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Nhà nước. Hơn nữa hành vi này lại được thực hiện một cách ngang nhiên, trắng trợn ở nơi công quyền thì cần áp dụng một chế tài nghiêm khắc đối với những người có hành vi này, không chỉ riêng địa phương này, theo tôi l, Bộ Tư pháp cần có ý kiến đề xuất với Sở Tư pháp các tỉnh cần tổ chức thanh tra để kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh và xử lý ở tất cả các địa phương khác.” – luật sư Khuyên nói.

Vụ cấp khống 800 giấy lưu hành thủy sản: Không thể xử lý "nội bộ"
Có thể xử lý hình sự nếu đơn vị, doanh nghiệp cấp khống giấy đi đường
Đỗ Trang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động