Thứ năm 21/11/2024 23:53

Ảnh

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)

Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội cũng có những kỷ lục độc đáo rất riêng như con phố ngắn nhất, quảng trường rộng nhất, phố có nhiều cổng làng nhất, chùa cổ nhất, đại học lâu đời nhất... những giá trị đó làm nên một Hà Nội vừa có sự giao thoa giữa hiện đại và cổ kính.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, Văn Miếu chỉ tiếp nhận con vua và con các đại thần (nên mới gọi là Quốc tử).
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Năm 1252, vua Trần Thái Tông quyết định mở rộng trường, thu nhận con cái thường dân có sức học xuất sắc. Do đó, Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên và cũng là lâu đời nhất của Việt Nam.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những địa danh nổi tiếng của Hà Nội. Là nơi quen thuộc với các sỹ tử trước mỗi mùa thi lớn, cũng là nơi vinh danh bảng vàng dành cho các thủ khoa từ các trường đại học tại Hà Nội.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Cầu sắt cổ nhất Hà Nội là cầu Long Biên. Cây cầu được Pháp xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1902. Cầu dài 2.290m gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m, bên cạnh đó còn 896m cầu dẫn.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Để thực hiện xây cầu, thực dân Pháp đã huy động 3.000 công nhân người Việt cùng 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia, đốc công người Pháp. Tên cũ của cầu là Paul Doumer được đặt theo tên của viên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên như hiện nay.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử của Thủ đô, đứng vững vàng qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Ngày 10/10/1954, cầu Long Biên chứng kiến thời khắc lịch sử, đón đoàn quân Việt Minh hùng dũng tiến vào tiếp quản Hà Nội và là nơi binh lính Pháp rời đi. Trong kháng chiến chống mỹ cứu nước, cầu Long Biên lại là một trong những trọng điểm ném bom đánh phá trong chiến dịch đánh phá miền Bắc lần hai. Bộ đội phòng không của ta phải lập trận địa trên bãi giữa sông Hồng và trên đỉnh cao nhất của cầu để bắn máy bay Mỹ.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động

Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Chùa Trấn Quốc được dựng xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (541-547). Ngôi chùa nằm trên một hòn đảo của hồ Tây, sát với đường Thanh Niên. Chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long trong thời Lý và thời Trần.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch. Đặc biệt, chùa còn là điểm đến của các nguyên thủ nước ngoài như Tổng thống Ấn Độ (2008), Tổng thống Nga (2010). Bên cạnh đó, chùa Trấn Quốc cũng được bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới bởi Tạp chí Daily Mail của Anh vào năm 2021.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô

Con đường gốm sứ ven sông Hồng được khởi công năm 2007 và khánh thành năm 2010 để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tại thời điểm khánh thành, con đường gốm sứ dài 3,85km và được tổ chức kỷ lục Guiness công nhận là con đường gốm sứ dài nhất thế giới.

Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Con đường gốm sứ có nhiều đoạn tranh với nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó chủ đạo là những nội dung về các giá trị văn hoá truyền thống và lịch sử của Việt Nam. Con đường là sản phẩm của bàn tay tài hoa từ các người thợ thủ công Việt Nam.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Trải qua hơn 1 thập kỷ, con đường gốm sứ dần trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân thủ đô. Năm 2020, Hà Nội quyết định phá dỡ 600m của con đường gốm sứ để thi công, mở rộng đường Âu Cơ.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, rộng 32.000m2 với 210 ô cỏ.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện trong đại như Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945; duyệt binh mừng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Thủ đô năm 1955; lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969; diễu binh, diễu hành mừng thống nhất đất nước năm 1975, diễu binh mừng 60 năm Quốc khánh năm 2015...
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Quảng trường Ba Đình là một trong những địa điểm được người dân Thủ đô yêu quý nhất. Lễ Thượng cờ (6h vào mùa hè và 6h30 vào mùa đông) và lễ hạ cờ (21h) sẽ diễn ra tại quảng trường Ba Đình. Đây là nghi lễ cấp quốc gia và bất cứ người dân nào có mặt tại đây vào thời gian làm lễ đều đứng trang nghiêm, thành kính.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Phố có ít số nhà nhất là phố Hoả Lò. Nơi đây chỉ có duy nhất một địa chỉ số nhà đó là nhà tù Hoả Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Trải qua hơn 100 năm lịch sử, nhà tù từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng trong thời Pháp thuộc, nơi giam phi công trong chiến tranh chống Mỹ. Năm 1993, một phần nhà tù được giữ lại để trở thành điểm tham quan, một phần xây dựng cao ốc thương mại mang tên Tháp Hà Nội. Những năm gần đây, nhà tù Hoả Lò trở thành một điểm đến thú vị, thu hút giới trẻ với những sản phẩm du lịch, tham quan mới mẻ, ý nghĩa.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Phố có nhiều cổng làng cổ nhất là phố Thuỵ Khuê (quận Tây Hồ).
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Con phố chỉ dài hơn 3km nhưng có tới hơn 10 cổng làng cổ. Những cổng làng này vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Đây là dấu ấn cổ xưa của kinh thành Thăng Long giữa phố phường hiện đại.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Con phố ngắn nhất Hà Nội là phố Hồ Hoàn Kiếm. Phố nằm ở ngay sát hồ Gươm, giao cắt với phố Đinh Tiên Hoàng và phố Cầu Gỗ. Con phố này còn được gọi vui là "phố nộm" bởi phố chỉ dài hơn 50m nhưng có tới gần chục quán nộm thịt bò khô.
Hà Nội và những kỷ lục độc đáo riêng nhất của Thủ đô
Hồ Tây (với các tên gọi khác trong lịch sử như: Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thành phố Hà Nội, hiện thuộc địa phận quận Tây Hồ. Đây là một hồ móng ngựa và là vết tích của dòng chảy cũ của sông Hồng. Hồ có diện tích hơn 500ha với chu vi là khoảng 14,8km.
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động