Thứ năm 09/05/2024 16:56

Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2/2024 đến hết ngày 14/2/2024 dương lịch, tức từ ngày 29/12 đến hết ngày 5/1 âm lịch), Thủ đô Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
Khách mua vé tham quan di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: P.L
Khách mua vé tham quan di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: P.L

Trong đó, khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ 2023 với gần 103.000 lượt khách (các thị trường khách chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản.... ); khách du lịch nội địa tăng khá 12,2% với 550.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2,35 nghìn tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Về hoạt động kinh doanh khách sạn, các trung tâm thương mại dịch vụ mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, theo số liệu báo cáo, trong 7 ngày Tết, công suất bình quân khối khách sạn ước đạt 59,6%, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế tăng trưởng mạnh, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ; thị trường khách lưu trú chủ yếu đến từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn độ...

Với tinh thần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đưa văn hóa trở thành tài nguyên và động lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, chuỗi các hoạt động, sự kiện được diễn ra từ trước Tết kéo dài xuyên qua Tết Nguyên đán đã làm cho du khách đến Thủ đô được sống trong không khí Tết cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc bộ như: Triển lãm tranh “Vẽ con rồng” khai mạc tại di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Chương trình “Tết phố năm 2024” tại không gian phố bích họa Phùng Hưng từ; Hoạt động chủ đề “Hương xuân Tây Bắc” với các hoạt động chính như: “Chợ phiên - Chào năm mới 2024”, “Xuân về bản em”, Chương trình “Đón xuân ở bản em” và giới thiệu trò chơi dân gian mùa xuân của các dân tộc phía Bắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động văn hóa, trưng bày giới thiệu về Tết cổ truyền như: tại Ngôi Nhà di sản 87 Mã Mây thực hiện trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống ở bên trong, trước cửa đình Kim Ngân và tổ chức thực hiện lễ rước truyền thống với chủ đề Tết Việt; Sắp đặt và tổ chức giới thiệu không gian sinh hoạt, đón Tết của một gia đình Hà Nội xưa như: Tổ chức gói bánh chưng; các hoạt động chuẩn bị cho ngày lễ cúng Ông Công - Ông Táo và ngày Tất niên (nghi thức chuẩn bị các mâm lễ rước ra đình Kim Ngân); giới thiệu nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy Tiên... cũng thu hút đông đảo du khách tham quan và trải nghiệm.

Đáng chú ý, nét mới hấp dẫn thu hút sự quan tâm đông đảo của nhân dân và du lịch Tết năm nay là vào đúng đêm 30 Tết, tại khu vực hồ Tây (phố Nguyễn Đình Thi - Trích Sài), UBND quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội “Rực rỡ Thăng Long” với màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng 2.024 thiết bị bay không người lái (drones) với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”.

Cũng vào dịp Tết Nguyên đán, các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi động, hấp dẫn để thu hút khách du lịch như: Chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt đêm giao thừa tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm; Hoạt động biểu diễn nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại các phường trong khu phố cổ Hà Nội kéo dài từ ngày mùng 2 Tết đến ngày mùng 5 Tết (tại Đình Kim Ngân ngày mùng 2 Tết; Đình Đồng Lạc ngày mùng 3 Tết; Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật ngày mùng 4 Tết; Hội Quán Phúc Kiến ngày mùng 5 Tết)…

Theo số liệu cung cấp từ các điểm đến di tích, bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đón 80.600 lượt khách (tính riêng ngày 13/2/2024 tức mùng 4 Tết đón 35.000 lượt khách); Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hơn 106.000 lượt khách; Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đón hơn 48.700 lượt khách; Khu di tích Cổ Loa đón 25.000 lượt khách; Điểm du lịch làng cổ Đường Lâm đón khoảng 15.000 lượt khách;

Điểm Chùa Tây Phương đón trên 32.000 lượt khách; Điểm Đền Hai Bà Trưng đón 16.000 lượt khách; Điểm di tích Nhà Tù Hỏa Lò đón 13.000 lượt khách; Khu di tích Thành Cổ Sơn Tây và phố đi bộ đón khoảng 25.000 lượt khách; Điểm du lịch Hạ Mỗ đón 8.026 lượt khách; Điểm di tích Chùa Thầy đón 3.600 lượt khách; Điểm di tích Đền Đức Thánh Cả đón 1.250 lượt khách;

Điểm làng nghề tăm hương Cầu Bầu - Quảng Phú Cầu đón 1.200 lượt khách; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đón 3.000 lượt khách; Vườn Thú Hà Nội đón 31.143 lượt khách; Vườn Quốc gia Ba Vì đón 10.391 lượt khách;

3 điểm du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm: Bát Tràng, Dương Xá, Phù Đổng đón 18.500 lượt khách; Các điểm du lịch, di tích trên địa bàn huyện Thanh Trì: Tân Triều, Thanh Liệt, Ngọc Hồi ước đón 9.000 lượt khách/ngày…

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 cán đích thành công khi thu hút 230.000 lượt khách tham quan
“Phố Đông” Hà Nội “sốt rần rần” với màn bắn pháo hoa chào năm mới 2024, đạt kỷ lục gần 160.000 lượt khách
Năm 2024, Hà Nội phấn đấu đón khoảng 27 triệu lượt khách du lịch
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Diễn viên Thúy Diễm: “Vai diễn Mỹ Đình là nhân vật ồn ào cả trong phim lẫn ngoài đời"

Diễn viên Thúy Diễm: “Vai diễn Mỹ Đình là nhân vật ồn ào cả trong phim lẫn ngoài đời"

Đảm nhận nhân vật Mỹ Đình gây sốt bộ phim “Trạm cứu hộ trái tim”, Thúy Diễm chia sẻ đây là bộ phim Bắc tiến chính thức đầu tiên và cũng là vai diễn khiến chị gặp nhiều áp lực.
Vì sao "Lật mặt 7" không có vai phản diện vẫn hút khách?

Vì sao "Lật mặt 7" không có vai phản diện vẫn hút khách?

Có thể nói "Lật mặt 7: Một điều ước" là một ca lạ của điện ảnh Việt khi phim không có nhân vật xấu nhưng vẫn thu về doanh thu "khủng", với 200 tỷ đồng chỉ sau 7 ngày công chiếu.
Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz trong thời gian bao lâu?

Ninh Dương Lan Ngọc tạm rời showbiz trong thời gian bao lâu?

Mới đây, phía ê-kíp của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết nữ diễn viên sẽ tạm xa showbiz một thời gian để sang Australia du học. Điều này cũng từng được Lan Ngọc chia sẻ trong chương trình “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” mùa đầu tiên.
Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

Lan kéo va li, bước đi chậm rãi tiến về phía ngôi nhà mình. Đã vài lần cô định quay đầu, thuê nhà nghỉ ở tạm nhưng cuối cùng vẫn quyết định trở về với bố mẹ. Lan ngồi nghỉ ở chiếc xích đu tại công viên gần ngay nhà, nơi ngày xưa bố hay dẫn cô ra chơi. Mùi hoa sữa ngạt ngào khiến ký ức ùa về.
Tiết lộ về vai diễn đặc biệt của “Em bé Điện Biên” gây sốt trên mạng xã hội

Tiết lộ về vai diễn đặc biệt của “Em bé Điện Biên” gây sốt trên mạng xã hội

Dù chỉ xuất hiện 15 giây tạo hình trong phần tái hiện tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, hình ảnh “Em bé Điện Biên” để lại nhiều xúc cảm cho hàng nghìn người dân Việt Nam.
Miss Grand Vietnam 2024 công bố thí sinh đầu tiên, gây sốt với loạt thành tích học tập đáng nể

Miss Grand Vietnam 2024 công bố thí sinh đầu tiên, gây sốt với loạt thành tích học tập đáng nể

Miss Grand Vietnam 2024 trở lại với nhiều thông tin hấp dẫn. Mới đây, cuộc thi công bố profile của thí sinh đầu tiên, nữ ứng cử viên nhanh chóng gây sốt với loạt thành tích học tập ấn tượng.
Văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam

Theo phong tục lâu đời, vào mùng 1 hàng tháng, các gia đình người Việt thường sắm sửa hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và gia tiên để cầu may mắn, sức khỏe và bình an... Dưới đây là bài văn khấn mùng 1 tháng 4 năm Giáp Thìn 2024 đầy đủ và chi tiết theo truyền thống Việt Nam.
Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Đồng Tháp: 28 hoạt động trong lễ hội sen lần 2

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo công bố Lễ hội sen lần thứ II năm 2024, với chủ đề “Rạng ngời sắc sen” nhằm tôn vinh hoa sen, phát huy giá trị văn hóa - kinh tế, thúc đẩy phát triển ngành hàng sen gắn với phát triển du lịch và hình ảnh địa phương.
Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn rằm tháng 3 năm Giáp Thìn 2024 theo truyền thống Việt Nam

Theo phong tục, các gia đình đều làm lễ cúng ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng. Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì bài văn khấn ngày rằm 15 âm lịch cũng được xem là nội dung không thể thiếu khi làm lễ. Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm tháng 3 đầy đủ để các bạn tham khảo và thực hiện khi khấn lễ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động