Hà Nội: Thực hiện Quy chế dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cơ quan hành chính Nhà nước |
Theo đó, căn cứ chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố về công tác trọng tâm năm 2022, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới (đối với cơ quan, đơn vị chưa xây dựng) Quy chế dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị.
Tùy theo thực tế, có thể xây dựng một văn bản gồm nhiều nội dung hoặc xây dựng nhiều văn bản quy định từng nội dung cụ thể như: Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua - khen thưởng trong cơ quan; Quy chế hội họp, giao ban; Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị; Quy chế về công khai thông tin; Quy chế về lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức; Quy chế hoạt động của ban thanh tra nhân dân..., bảo đảm thuận tiện, phù hợp trong tổ chức thực hiện, theo dõi, xử lý, đánh giá của cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, thực hiện rà soát quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc nội bộ của cơ quan, đơn vị để bổ sung các quy định về thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan, gồm: Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; giải quyết công việc của công dân, tổ chức; tiếp nhận, tiếp thu, phản hồi, xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, góp ý; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đồng thời, chủ động tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan gắn với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Rà soát, hoàn thiện các sổ sách ghi chép, văn bản giấy tờ liên quan quy chế dân chủ của đơn vị (biên bản hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; báo cáo hoạt động của ban thanh tra Nhân dân; hồ sơ giải quyết các vụ việc liên quan dân chủ...). Phối hợp với tổ chức công đoàn thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Đối với UBND xã, phường, thị trấn, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về Quy chế dân chủ, đồng thời thực hiện những nội dung công khai, những nội dung nhân dân bàn và quyết định; lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã. Thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã để cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để nhân dân giám sát quá trình thực hiện...
Đặc biệt, xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại