Hà Nội: Tập huấn kỹ năng viết tin, bài cho hơn 100 đại biểu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại hội nghị. |
Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo quận, huyện, thị ủy; đại diện các sở, ban, ngành và cộng tác viên Trang Thông tin điện tử Đảng bộ TP Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học cho biết, thực hiện Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức Hội nghị chuyên đề tuyên truyền Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU).
Nghị quyết số 09-NQ/TU đặt ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.
Quang cảnh hội nghị. |
Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học giới thiệu về các nội dung chính của Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2020 - 2025.
Các đại biểu được tập huấn nghiệp vụ công tác viết tin, bài, chụp ảnh, làm video, xử lý khủng hoảng truyền thông |
Kể từ khi ban hành năm 2012 đến nay, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội được cả hệ thống chính trị của thành phố triển khai đồng bộ, hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Theo đó, các tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không chỉ khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Việc thực hiện Kết luận số 67-KL/TU ngày 10/7/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU giai đoạn 2020 - 2025 luôn được các Đảng ủy Khối doanh nghiệp lãnh đạo thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Trong đó, các đơn vị tiếp tục tập trung củng cố, kiện toàn, đổi mới mô hình, nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp; lãnh đạo tổ chức Đảng, đảng viên và các đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt trong mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Các đại biểu cũng được tập huấn nghiệp vụ công tác viết tin, bài, chụp ảnh, làm video, xử lý khủng hoảng truyền thông cho đối tượng cộng tác viên của Trang Thông tin điện tử Đảng bộ TP Hà Nội.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại