Hà Nội: sẽ có thêm 8 cụm công nghiệp mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụm công nghiệp Ngọc Hồi. Ảnh: T. L |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, thười gian qua, đơn vị đã phối hợp với các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã xây dựng và trình UBND TP Hà Nội kế hoạch về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội năm 2024 nhằm tổ chức, quản lý, đầu tư, phát triển các CCN đúng quy định của pháp luật, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển CCN. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp UBND các huyện Gia Lâm, Thường tín báo cáo UBND TP Hà Nội tiếp tục thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch CCN đối với 8 cụm công nghiệp gồm: CCN Tín An, CCN Thống Nhất, Cụm công nghiệp Nhất Hiệu huyện Thường Tín; Cụm công nghiệp Phú Xuyên, làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên; CCN Lệ chi, CCN Dương Quang, CCN Dương Xá, huyện Gia Lâm) vào Quy hoạch CCN Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
Đến nay, CCN Nam Tiến, huyện Phú Xuyên đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận bổ sung quy hoạch phát triên CCN; 2 CCN đã có văn bản thỏa thuận của Bộ Công Thương, đã họp Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố (CCN Tín An, huyện Thường Tín; CCN Lệ Chi, huyện Gia Lâm).
Tổ chức khởi công đầu tư hạ tầng kỹ thuật 4 CCN (CCN Đông Phú Yên, huyện Chương Mỹ; CCN Tam Hiệp, Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, CCN Xà Cầu, huyện Ứng Hòa), nâng tổng số CCN đã được khởi công lên 24 trong tổng số 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018-2020.
Sở Công Thương Hà Nội cũng phối hợp với UBND các huyện đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật 24 CCN đã khởi công, trong đó, 5 CCN đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quyết định thành lập CCN, đủ điều kiện để thu hút các dự án đầu tư thứ phát vào đầu tư sản xuất kinh doanh; 6 CCN hoàn thành hạ tầng kỹ thuật đạt trên 90%; kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác trong quý III/2024; có 3 CCN đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên từ 50%; có 10 cụm công nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ được phê duyệt (đang san lấp mặt bằng, làm tường rào, hệ thống thoát nước...).
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, đối với 19 CCN chưa khởi công, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các CCN.
Đến hết tháng 6/2024, có 1 CCN đã được UBND TP Hà Nội quyết định giao đất (CCN Đình Xuyên, huyện Gia Lâm); 5 CCN đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; 3 CCN đã giải phóng mặt bằng dưới 50% diện tích, chưa trình giao đất; 4 CCN chưa lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, về công tác quy hoạch Hà Nội đã cơ bản làm xong phương án phát triển ngành trong lĩnh vực thương mại, điện, xăng dầu, logistics, CCN, công nghiệp. Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia đã thông qua, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đang trình Quốc hội.
"Mặc dù vậy, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, chúng tôi vẫn nhận được đề xuất của các quận, huyện về điều chỉnh một số CCN, chợ, trung tâm thương mại. Vấn đề này Sở Cong Thương có báo cáo TP Hà Nội và chuyển sang các viện chức năng để có phương án cập nhật vào quy hoạch chung của Thủ đô" - bà Trần Thị Phương Lan cho hay.
Hà Nội lập quy hoạch 4 khu công nghiệp mới | |
Hà Nội đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp môi trường |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại