Thứ bảy 23/11/2024 06:43

Hà Nội: Khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức về thông tin đối ngoại với Campuchia năm 2019

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các học viên tham gia khóa học là cán bộ phụ trách thông tin đối ngoại của các Sở, ngành, quận/huyện/thị xã trên địa bàn Thủ đô, phóng viên chuyên trách thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí Hà Nội.
ha noi khai giang khoa boi duong kien thuc ve thong tin doi ngoai voi campuchia nam 2019 Quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí
ha noi khai giang khoa boi duong kien thuc ve thong tin doi ngoai voi campuchia nam 2019 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2018
ha noi khai giang khoa boi duong kien thuc ve thong tin doi ngoai voi campuchia nam 2019 Hành trình dặm dài biên cương phía Bắc - Kỳ cuối: Đối ngoại biên phòng, thắm tình láng giềng hữu nghị

Sáng 10-9, tại Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội đã diễn ra lễ khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức về thông tin đối ngoại với Campuchia năm 2019.

ha noi khai giang khoa boi duong kien thuc ve thong tin doi ngoai voi campuchia nam 2019
Bà Hoàng Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội phát biểu khai mạc khóa học. Ảnh: Khôi Nguyên.

Khóa bồi dưỡng kiến thức về thông tin đối ngoại với Campuchia năm 2019 được tổ chức trong hai ngày 10 và 11-9 tại Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội.

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có những nét tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa; đã sớm hợp tác giúp đỡ nhau trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước. Mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia luôn được các thế hệ lãnh đạo hai nước qua các thời kỳ dày công vun đắp, đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia.

Thực tế đã chứng minh, dù phải vượt qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng nhờ có quyết tâm và sự đồng thuận cao của lãnh đạo và nhân dân hai nước nên mối quan hệ "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng đi vào thực chất; tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới; đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước; góp phần vào sự ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền xuyên suốt địa giới hành chính của 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Việt Nam và Campuchia trước sau như một, luôn khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

Nhất quán tinh thần đó, nhiều năm qua, Chính phủ hai nước đã nỗ lực đàm phán, hoàn thiện, bổ sung, ký kết các hiệp ước, hiệp định về giải quyết vấn đề biên giới.

Cụ thể, năm 1979, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký "Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác"; cam kết giải quyết bằng thương lượng hòa bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước; sẽ đàm phán để ký một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại.

Năm 1983, hai nước ký "Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới", "Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia"; năm 1985, ký "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia"; năm 2005, ký "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985".

Trên cơ sở đó, năm 2006, lực lượng chức năng của hai nước triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và đến nay hai bên đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công việc phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia.

Có thể khẳng định, việc đàm phán, ký kết các hiệp ước giải quyết vấn đề biên giới và triển khai phân giới, cắm mốc trên thực địa thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận, nhất quán cao giữa lãnh đạo hai nước; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

ha noi khai giang khoa boi duong kien thuc ve thong tin doi ngoai voi campuchia nam 2019
Đông đảo cán bộ phụ trách thông tin đối ngoại của các Sở, ngành, quận/huyện/thị xã và các cơ quan báo chí tham dự khóa bồi dưỡng. Ảnh: Khôi Nguyên.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm cách chống phá, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia; xuyên tạc, phủ định thành quả hợp tác xây dựng, giữ gìn biên giới hữu nghị, hòa bình, ổn định của Chính phủ và nhân dân hai nước.

Trước tình hình đó, để kịp thời cung cấp, giới thiệu cho cán bộ, nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế những thông tin chính thống về quá trình giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia; kết quả công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia; phản bác các quan điểm, luận điệu phản động, xuyên tạc về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã chỉ đạo biên soạn tài liệu "Biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển" để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Dựa trên các tài liệu lịch sử, khoa học chính thống, tài liệu đề cập những vấn đề cơ bản về đặc điểm địa lý, tự nhiên, dân cư khu vực biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia; lịch sử hình thành và quá trình hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia; những kết quả và định hướng cơ bản về quá trình hợp tác xây dựng, giữ gìn đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển giữa hai nước Việt Nam - Campuchia...

Khôi Nguyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động