Hà Nội hướng tới giải pháp thành phố thông minh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHệ thống chiếu sáng đô thị thông minh đang được xem là giải pháp hữu hiệu |
Vào ngày 14/6, tại Hà Nội, một Hội nghị khoa học chiếu sáng toàn quốc với chủ đề: “Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải dòng bằng “0” ở Việt Nam” vừa diễn ra. Hội nghị xoay quanh các giải pháp nhằm giúp các đô thị của Việt Nam tiếp cận với những công nghệ mới trong chiếu sáng đô thị thông minh.
Với gần 20 bài tham luận của các diễn giả trong nước và quốc tế, của đại diện từ Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, các Hội nghề nghiệp cùng các nhà khoa học và DN chiếu sáng đầu ngành, tập trung vào 6 nhóm các công nghệ chiếu sáng, kinh nghiệm, giải pháp,… các bài học kinh nghiệm sẽ làm rõ hơn thực trạng và đề xuất được các giải pháp có tính khả thi có liên quan đến chủ đề của Hội nghị, phấn đầu thực hiện tốt hơn cam kết của Thủ tướng Chính phủ hướng tới phát thải dòng bằng “0” ở Việt Nam vào năm 2050.
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, trong 10 năm qua, hệ thống chiếu sáng tại các đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển lớn. Việc chiếu sáng không những đảm bảo yêu cầu về công năng chiếu sáng mà ngày càng hiệu quả hơn về tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên, hiện tại nhiều yếu tố mới đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải hơn nữa tại các đô thị. Trong khi đó, vấn đề ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước.
Việc sử dụng ánh sáng trang trí quá mức, lạm dụng ánh sáng thiếu kiểm soát tại các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại dịch vụ, các tấm biển quảng cáo, tại các khu vực công cộng hoặc ngay trên đường phố…. khiến cho bầu trời ban đêm quá sáng, mang lại cảm giác khó chịu và chói mắt, nhiễu loạn thị giác làm cho khả năng phân biệt các thông tin quan trọng bị giảm sút dẫn đến tai nạn, mất an ninh, an toàn, lãng phí điện năng, nguy cơ cháy nổ…
Theo Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam, ngoài ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng, các phát thải từ việc thu gom, xử lý các vật tư, thiết bị và sản phẩm chiếu sáng thải bỏ cũng là vấn đề phải được quan tâm.
Vấn đề thu gom, phân loại ra sao, tái chế, tái sử dụng như thế nào đặc biệt công nghệ xử lý nào sẽ được áp dụng cần có những giải pháp thật cụ thể. Thời gian qua, một số dự án thí điểm cải tạo chiếu sáng đô thị thông minh được thực hiện đã đem lại kết quả đáng khích lệ.
Vừa qua, Cục Hạ tầng kĩ thuật tổ chức triển khai thực hiện dự án “Chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP)” với hy vọng sẽ thúc đẩy ngành Chiếu sáng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, dự án TP thông minh và hiệu quả năng lượng nhằm hỗ trợ triển khai các dự án cải tạo, xây dựng mới trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị và tòa nhà công cộng tại sáu tỉnh, TP được chọn.
Việc triển khai các dự án trên nhằm góp phần cải thiện an toàn, cảnh quan đô thị, tạo việc làm và nâng cao chất lượng sống của người dân; đồng thời sẽ góp phần giảm phát thải khoảng 1,32 triệu tấn CO2 và tiết kiệm 245 triệu USD chi phí trong 10 năm tới.
Với vị thế Thủ đô-đô thị đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, Hà Nội cũng hướng tới các giải pháp hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh và hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải hơn nữa tại các đô thị.
“Việt Nam là quốc gia đang phát triển, quá trình đô thị gia tăng rất nhanh, kéo theo việc phát triển hạ tầng chiếu sang đô thị nói riêng và chiếu sáng trong các lĩnh vực xã hội. Vấn đề đặt ra là chiếu sáng như thế nào để đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng”, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam cho biết. |
Hà Nội cơ bản hình thành phần cốt lõi của thành phố thông minh | |
Hà Nội: Tạo cơ chế chính sách để xây dựng TP thông minh | |
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại