Hà Nội đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2024
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThí điểm thanh toán không dùng tiền mặt tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: M.T |
Kế hoạch nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn Thành phố. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực; sản phẩm, hàng hóa làng nghề truyền thống; nông sản, thực phẩm. Hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), tích cực thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thương mại điện tử.
Theo đó, các mục tiêu của Kế hoạch 2024 được cụ thể hóa từ mục tiêu của Kế hoạch 05 năm được phê duyệt gồm 12 nhóm mục tiêu trong đó có một số mục tiêu chủ yếu về như: Giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm; Tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 53%; Thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 48%; Các giao dịch mua hàng trên website ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 69%; Duy trì 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã Qrcode truy xuất nguồn gốc; Tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 100%; Tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt 100%…
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 16 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tuyên truyền các chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển thương mại điện tử của Trung ương và Thành phố đến các tổ chức, cá nhân; Tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong các lĩnh vực kinh doanh; Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa; Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ TTKDTM trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, cửa hàng xăng dầu, chợ truyền thống, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và trong mua sắm trực tuyến;
Tiếp tục duy trì vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ mạng; Phát triển Logistics phục vụ hoạt động thương mại điện tử; xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống kho bãi, địa điểm lưu giữ hàng hóa tập trung, mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa; Tổ chức chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP; Phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) quản lý theo phân cấp cơ sở dữ liệu tổ chức, cá nhân; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hiệu quả Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo;
Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển dịch vụ du lịch trực tuyến và thị trường sản phẩm du lịch cạnh tranh trên môi trường mạng; Tiếp tục triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm với thương mại điện tử để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và quản lý thuế điện tử trong thương mại điện tử; triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế; Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, định kỳ, đột xuất đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố; Đẩy mạnh xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.
UBND Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại