Hà Nội đẩy mạnh đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội kiểm soát chặt chẽ người ra đường không có lý do chính đáng thời gian giãn cách trước đó; Ảnh: Khánh Huy |
Lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, dễ hiểu
Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng pháp luật có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tình hình dịch bệnh của Thành phố, các quy định người dân cần tuân thủ khi chính quyền áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại địa bàn đặc biệt là thời gian áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc các biện pháp cao hơn, các chế tài xử phạt các hành vi;
Nhóm hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, quy định về cách ly y tế, chữa bệnh COVID-19, quy định tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Thành phố... đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn Thành phố nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân để thực hiện nghiêm quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn góp phần đẩy lùi sớm dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô và cả nước.
Lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, dễ hiểu, đa dạng hóa các hình thức liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, góp phần hình thành thói quen thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong lối sống, sinh hoạt, làm việc để xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19”, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân Thủ đô.
Quá trình thực hiện phải bám sát nội dung, yêu cầu, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19,các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); đảm bảo phù hợp đối tượng, địa bàn;
Đẩy mạnh PBGDPLvề phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân Thủ đô nhận thức rõ hiểm họa, tác hại của việc không tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nếp sống “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19”;
Các hình thức tuyên truyền phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống dịch bệnhCOVID-19; Nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả, tấm gương điển hình trong việc tuyên truyền, chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đi đôi với phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Huy động sự tham gia, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn thể Nhân dân Thủ đô trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống dịch bệnhCOVID-19 lồng ghép cùng chương trình, kế hoạch công tác, thực thi nhiệm vụ, các phong trào vận động của cơ quan, đơn vị, địa phương, các mô hình tự quản tại cộng đồng; Kết hợp tuyên truyền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Xác định rõ việc tuyên truyền, chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19 là một tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Mỗi cán bộ, công chức, viên chức là một tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và là tấm gương gương mẫu trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo
Về nội dung, UBND TP yêu cầu, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhất là quy định mới, hướng dẫn mới liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các lĩnh vực y tế, giao thông, công thương, an ninh trật tự, an toàn xã hội, biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch để sản xuất, để sinh hoạt...
Tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Khám, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế;Quy định về xuất nhập cảnh công dân nước ngoài tại Việt Nam trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19...;
Tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động, người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như: Bộ luật Lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Việc làm; Nghị quyết của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; Quyết định của UBND thành phố Hà Nội quy định về việc hỗ trợ cho người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; quy định quy trình, thủ tục hỗ trợ cho người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19,...
Tuyên truyền quy định về cải cách hành chính, chú trọng quy trình, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, qua mạng internet, qua dịch vụ bưu chính.
Tuyên truyền quy định pháp luật về giao dịch điện tử, chú trọng quy định thương mại điện tử và trách nhiệm pháp lý khi mua bán hàng hóa dịch vụ qua dịch vụ thương mại điện tử, giao dịch điện tử...
Tuyên truyền quy định pháp luật về chế độ làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong điều kiện giãn cách xã hội, chú trọng quy định về số lượng người làm việc, quy định bảo đảm an toàn làm việc, quy định kỷ luật, kỷ cương làm việc...
Tuyên truyền quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông, lưu thông trong điều kiện giãn cách xã hội, chú trọng quy định cần tuân thủ trong cùng khu vực, địa bàn cùng áp dụng biện pháp phòng, chống dịch giữa các khu vực áp dụng khác nhau, biện pháp phòng, chống dịch giữa địa bàn quản lý với các khu vực, các tỉnh, thành phố liên quan...
Tuyên truyền quy định pháp luật về tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh COVID-19: đối tượng được ưu tiên tiêm, đối tượng được tiêm, đối tượng cần chú trọng khi tiêm phòng vắc xin COVID-19, quy định tuân thủ đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và đảm bảo an toàn trong việc tiêm vắc xin COVID-19, chế độ, chính sách trong quá trình thực hiện tiêm vắc xin khi xảy ra phản ứng sau tiêm...
Hà Nội nhanh chóng đạt tỷ lệ cao về tiêm chủng mũi 1 cho người dân |
Tuyên truyền quy định pháp luật liên quan các chế tài xử phạt các hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: hành vi ra ngoài không cần thiết; không đeo khẩu trang nơi công cộng; không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc; vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người; không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo y tế gian dối gây lây truyền dịch bệnh cho người khác; không thực biện biện pháp phòng, chống dịch; thông tin không đúng sự thật về tình hình dịch bệnh; hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân, đầu cơ, tích trữ, chống người thi hành công vụ... trong điều kiện áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền
Về hình thức tuyên truyền, thông tin, tuyên truyền trên báo, đài; trên Cổng Giao tiếp điện tử Hà Nội, Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố, website, Trang/Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tuyên truyền trực quan tại nơi công cộng bằng băng-rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng LED...; trên phần mềm ứng dụng, internet, mạng xã hội Facebook, Zalo, Youtube, VCNET...; qua tin nhắn điện tử; trên hệ thống truyền thanh cơ sở;
Chạy chữ trên truyền hình, phần mềm ứng dụng; trên màn hình Led, thiết bị điện tử trong thang máy trong các tòa nhà chung cư (qua video: bằng hình thức infographic theo đường link https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/infographic ); tuyên truyền lưu động: Trên xe kéo, loa kéo; loa trong khu nhà chung cư, loa tại nơi làm việc; Trên hệ thống thông tin tại thôn, tổ dân phố, qua hình thành nhóm zalo, facebook, cộng đồng tự quản tại cụm, khu dân cư, ngõ, làng, thôn/tổ dân phố... và các hình thức khác.
Sở Tư pháp, cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, chủ trì phối hợp các đơn vị triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị,UBND quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch và giám sát, kiểm tra việc tổ chức triển khai Kế hoạch, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Chủ động tham mưu Thành phố, Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố kịp thời chỉ đạo về công tác tuyên truyền PBGDPLtrên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Thành phố; Đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPLvề phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức phù hợp. Từng bước phối hợp với các cơ quan, đơn vị Thành phố xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân Thủ đô;
Đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPLvề phòng, chống dịch bệnh COVID-19 qua trang thông tin điện tử PBGDPL của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn); Mở chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19” trên trang thông tin điện tử PBGDPL của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn); Tăng cường tin, bài, giải đáp pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19...;
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, cơ quan báo chí của Trung ương và Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đặc biệt chú trọng tới pháp luật về quy định cần tuân thủ khi chính quyền áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tình huống pháp lý liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19...;
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng chuyên mục riêng “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19”; Đẩy mạnh nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên màn hình Led, thiết bị điện tử lắp đặt tại thang máy các tòa nhà chung cư (nếu có) theo mô hình “Cầu thang pháp luật”;
Biên soạn, in ấn phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19; biên soạn tài liệu phát thanh và đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPLliên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên hệ thống truyền thanh cơ sở;
Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Tham mưu tổ chức chấm thi, tổng kết Cuộc thi và tuyên truyền kết quả Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19” do UBND Thành phố tổ chức;
Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng Thành phố tuyên truyền, biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chấp hành pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Văn phòng UBND Thành phố, thông tin kịp thời, chính xác văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19trên địa bàn Thành phố; Phối hợp Sở Tư pháp, các cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPLtrên địa bàn Thành phố đầy đủ, chính xác, kịp thời, các quy định người dân cần tuân thủ tại khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, “vùng xanh”.
Sở Thông tin và Truyền thông, thường xuyên thông tin kịp thời văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng dịch bệnh COVID-19 của Thành phố, định hướng kịp thời những vấn đề dư luận quan tâm, giải đáp đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh COVID-19…; Phối hợp Sở Tư pháp cung cấp thông tin, đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương, Thành phố và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cùng các biện pháp, phòng chống dịch bệnh COVID-19 (theo vùng, khu vực, địa bàn); tăng số lượng, tần suất tin, bài; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền đối với các quy định của pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các quy định phòng, chống dịch, nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật cùng các biện pháp, phòng chống dịch bệnh COVID-19; biểu dương gương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch, ứng xử thiếu văn hóa trong phòng, chống dịch nhằm xây dựng môi trường an toàn; phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng phòng, chống dịch khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, làm việc, sinh hoạt, giao thông,… nhằm tránh lây lan dịch bệnh trong cộng động;
Thực hiện thông tin, tuyên truyền về hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Trung ương, Thành phố; phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông do Sở triển khai, đảm bảo hiệu quả, thiết thực; Phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp đưa thông tin không chính xác, gây hoang mang trong Nhân dân, ảnh hưởng xấu tới công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVD-19
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, UBND quận Thanh Xuân đã thành lập 11 trạm y tế lưu động nhằm triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng; Ảnh: Khánh Huy |
Sở Y tế, thường xuyên thông tin, giải thích, hướng dẫn văn bản liên quan đến lĩnh vực y tế về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; việc xét nghiệm phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đối tượng được ưu tiên tiêm phòng, đối tượng được tiêm phòng, đối tượng cần chú trọng khi tiêm phòng vắc xin COVID-19, quy định tuân thủ đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và đảm bảo an toàn trong việc tiêm vắc xin COVID-19, chế độ, chính sách trong quá trình thực hiện tiêm vắc xin khi xảy ra phản ứng sau tiêm... quy định chữa bệnh COVID-19, quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (thông điệp 5K…), tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố,…kết hợp với kỹ năng an toàn trong phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh COVID-19;
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu cách ly; Kịp thời cung cấp thông tin chính thức về chiến lược tiêm chủng của Thành phố cho Sở Thông tin và Truyền thông để cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông và các kênh thông tin tuyên truyền; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVD-19 theo thẩm quyền nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sở Giao Thông vận tải, thường xuyên thông tin tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn văn bản của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 liên quan đến lĩnh vực giao thông chú trọng nội dung quy định cần tuân thủ trong cùng khu vực, địa bàn cùng áp dụng biện pháp phòng, chống dịch; giữa các khu vực áp dụng khác nhau biện pháp phòng, chống dịch giữa địa bàn quản lý với các khu vực, các tỉnh, thành phố liên quan đến việc của người dân, tổ chức tham gia giao thông, lưu thông trong điều kiện áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc áp dụng biện pháp cao hơn…trên địa bàn Thành phố.
Thông tin tuyên truyền về “Luồng Xanh” của thành phố Hà Nội kết nối với “Luồng Xanh” quốc gia qua địa bàn thành phố Hà Nội; việc quản lý, tổ chức hoạt động của các phương tiện vận tải trên “Luồng Xanh”; trên các địa bàn áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc áp dụng biện pháp cao hơn trên địa bàn Thành phố.”
Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm khoa học, thống nhất, hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện phòng,chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông theo thẩm quyền nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Bộ Tư lệnh Thủ đô, hướng dẫn người cách ly thực hiện đúng các quy định cách ly tại các khu cách ly tập trung, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền chế độ hỗ trợ của người cách ly theo quy định của pháp luật và chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịchbệnh COVID-19trong khu vực cách ly. Xây dựng, phát huy mô hình hay giúp đỡ người có khó khăn trong khu cách ly tập trung.
Công an Thành phố, tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPLvề trật tự, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội nhất là các văn bản liên quan đến vấn đề giao thông, trật tự an toàn xã hội thuộc thẩm quyền quản lý trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố; Thường xuyên phối hợp thông tin tuyên truyền người dân các quy định về phòng, chống dịch của Thành phố, các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: hành vi ra ngoài khi không có lý do chính đáng, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách khi tiếp xúc theo quy định, vứt khẩu trang không đúng nơi quy định, hành vi vi phạm cách ly, không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ, nhập cảnh trái phép...
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện văn bản pháp luật quy định liên quan đến giao thông, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền nhất là trong điều kiện phòng, chống dịch của Thành phố đảm bảo khoa học, thống nhất, hợp lý; Cùng phối hợp xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” đểtạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật.
Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận và xử lý phản ánh hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố; Hướng dẫn yêu cầu gia đình tổ chức ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thường xuyên thông tin, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn văn bản liên quan nội dung chính sách, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Trung ương, HĐND Thành phố và UBND Thành phố ban hành… chú trọng đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động bị mất việc làm không có bảo hiểm thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động hoặc gặp khó khăn, lao động tự do sinh viên ngoại tỉnh gặp khó khăn...trên địa bàn Thành phố theo phương châm “không có ai trên địa bàn Thành phố khó khăn do dịch bệnh COVID-19 mà không được hỗ trợ”.
Sở Công Thương, đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử, thương mại điện tử, chính sách hỗ trợ giá, các chính sách, quy định về đảm bảo lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố.... trong thời gian giãn cách, địa chỉ các Website đảm bảo cho người dân mua bán hàng hóa online.
Sở Giáo dục và Đào tạo, tăng cường truyền thông, quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc “Thông điệp 5K” (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế); Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong các nhà trường về quy định tuân thủ phòng, chống dịch bệnh trong trường học, cơ sở giáo dục, chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật như hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông, không giữ khoảng cách khi tiếp xúc theo quy định, vứt khẩu trang không đúng nơi quy định,… bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp;
Từng bước xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” trong cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố cho học sinh, giáo viên, cán bộ ngành giáo dục góp phần xây dựng ý thức chấp pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho học sinh, giáo viên, cán bộ ngành giáo dục Thành phố.
Sở Văn hoá và Thể thao, hướng dẫn tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan về các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi công cộng và các cơ sở y tế, trường học, điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 gắn với Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng Văn hóa”, “Tổ dân phố Văn hóa”.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành quy định về nội dung “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Từng bước xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sở Nội vụ, thường xuyên thông tin, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn văn bản liên quan nội dung chính sách, pháp luật về làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong điều kiện giãn cách xã hội chú trọng quy định về số lượng người làm việc, quy định bảo đảm an toàn làm việc, quy định kỷ luật, kỷ cương làm việc...;
Hướng dẫn, đẩy mạnh tuyên truyền về cải cách hành chính, chỉ đạo tuyên truyền quy trình, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, qua mạng internet, qua dịch vụ bưu chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố;
Tổng hợp đánh giá tiêu chí việc tuyên truyền, chấp hành pháp luật phòng, chống dịch bệnh COVID-19trong nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức để tham mưu đề xuất thi đua, khen thưởng.
Bảo hiểm Xã hội Thành phố, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuyên truyền thủ tục và quy trình thực hiện việc hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021của Chính phủ và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13-8-2021của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị Thành phố, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thuộc lĩnh vực ngành, đơn vị mình phụ trách;
Tăng cường tuyên truyềnchế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc bằng các hình thức phù hợp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Đẩy mạnh việc tuyên truyền quy trình, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến, qua mạng internet, qua dịch vụ bưu chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phốbằng nhiều hình thức đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý. Đẩy mạnh phong trào xây dựng“Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” trong cơ quan, đơn vị;
Phổ biến, quán triệt tinh thần, trách nhiệm mỗi cán bộ, công chức, viên chức là một tuyên truyền viên pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COIVID-19 và là tấm gương gương mẫu trong việc tuân thủ, chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Xác định rõ việc tuyên truyền, chấp hành pháp luật phòng, chống dịch COVID-19 là một tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Các cơ quan báo chí Thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục PBGDPL; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình trong các khung giờ khác nhau đặc biệt là vào khung giờ vàng để thông tin kịp thời các văn bản pháp luật, các quy định, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố;
Tăng cường tuyên truyền về các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhất là quy định mới, hướng dẫn mới liên quan đến về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong các lĩnh vực y tế, giao thông, công thương, an ninh trật tự, an toàn xã hội, biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch để sản xuất, để sinh hoạt...; các mô hình tuyên truyền PBGDPL và chấp hành pháp luật tốt của tập thể, cá nhân trên địa bàn Thành phố; Đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo định hướng dư luận, đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trung ương và Thành phố;
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng hình thức chạy chữ trong chương trình thời sự hoặc chương trình khác phù hợp; phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chuyên mục riêng “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19”.
UBND TP đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền pháp luật có liên quan về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; thường xuyên định hướng thông tin PBGDPL có liên quan về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn luật sư Thành phố
Đẩy mạnh việc PBGDPL liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp. Đưa công tác PBGDPLvề phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể; đưa việc chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là tiêu chí để bình xét thi đua trong các tổ chức, đoàn thể, hội viên quản lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng nhiều hình thức phù hợp; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Lồng ghép việc tuyên truyền PBGDPL, chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch COVID-91 trong các phong trào đơn vị mình phát độngđể tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị Thành phố đẩy mạnh phong trào xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19” để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của Hội viên và Nhân dân Thủ đô. Giám sát việc tuyên truyền PBGDPL và chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường thông tin về hoạt động truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh
Liên quan đến hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh, TAND quận Hà Đông xét xử bị cáo Trần Văn Thịnh tội "Chống người thi hành công vụ" |
Tòa án Nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố, đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thông qua các hoạt động truy tố, xét xử.
Tăng cường thông tin về hoạt động truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của người dân.
UBND quận, huyện, thị xã, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, Thành phố, các cơ quan của Thành phố trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Thông tin kịp thời chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để người dân yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch là cấp bách hàng đầu, quán triệt thực hiện nghiêm, hiệu quả theo nguyên tắc “người dân là trung tâm, là chủ thể” để phục vụ, vận động, hướng dẫn, đề nghị người dân tham gia chống dịch và là tuyên truyền viên tại các chốt kiểm dịch ở địa bàn dân cư, lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ” để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch; đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng, xác định “chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân”.
Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19nêu tại Mục II Kế hoạch;
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19;
Tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng nhiều hình thức phù hợp tập trung vào các nội dung liên quan chế tài xử phạt các hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Đẩy mạnh việc tuyên truyền PBGDPLgắn với lồng ghép các phong trào tại địa phương, phát huy vai trò mô hình tự quản tại cộng đồng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật;
Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận và xử lý phản ánh hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống dịch bệnhCOVID-19trên địa bàn quận, huyện, thị, xã, xã, phường, thị trấn;
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn yêu cầu các gia đình tổ chức ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnhCOVID-19theo quy định của pháp luật trong điều kiện phòng, chống dịch của Thành phố, của quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; Kết hợp tuyên truyền với việc xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Tuyên truyền, biểu dương các tổ chức, cá nhân có giải pháp, sáng kiến sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đấu tranh phê phán đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Giám sát, kiểm tra việc tuyên truyền, PBGDPLvà chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; Chủ động bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện công tác PBGDPL có liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện bố trí kinh phí đảm bảo triển khai công tác này tại địa phương.
UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ kế hoạch này xây dựng kế hoạch thực hiện tại đơn vị, địa phương mình; tổ chức triển khai kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả; báo cáo kết quả định kỳ 2 lần/1 tháng (vào ngày 15 và ngày cuối tháng - thời điểm báo cáo bắt đầu từ ngày 30-9-2021) gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội.
16 quy định mức xử phạt hành vi vi phạm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại