Hà Nội: Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrong không gian đô thị Thủ đô, sông Hồng được định vị là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Các đơn vị tư vấn nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai). Ảnh: Khánh Huy |
Các đơn vị tư vấn nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị
Về định hướng phát triển không gian đô thị, nông thôn tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn quốc gia cho hay, các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển thành TP trực thuộc TP; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn…
Trong không gian đô thị Thủ đô, các đơn vị tư vấn nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị, xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai)...
Trong không gian đô thị Thủ đô, sông Hồng được định vị là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Các đơn vị tư vấn nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.
Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn theo hướng hài hòa, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, hành lang xanh, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống...
Đối với phương án phát triển nông thôn, tổ chức không gian mạng lưới các khu dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn, bố trí sáp nhập các xã. Xác định các vùng, khu vực dành cho mục tiêu phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn Thủ đô theo từng giai đoạn quy hoạch. Xây dựng mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống khu dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội (mô hình dân cư vùng nông nghiệp, mô hình dân cư vùng ven các đô thị...).
Xác định các khu dân cư nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và dự kiến chuyển đổi thành đô thị. Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có tính liên huyện có vai trò quan trọng đối với phát triển hệ thống các khu dân cư nông thôn. Xây dựng phương án sử dụng đất phát triển các khu dân cư nông thôn. Đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống các khu dân cư nông thôn.
Sẽ bảo tồn, tôn tạo các khu phố cổ, phố Pháp nhằm giữ lại hình ảnh Hà Nội xưa...
Về không gian xây dựng đô thị Hà Nội, sẽ phát triển mạng lưới đa trung tâm theo mô hình đa cực. Hình thành các trung tâm chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế để tạo nên động lực cho các khu vực phát triển đô thị mở rộng. Các trung tâm cấp quốc gia nằm phía Nam sông Hồng, các trung tâm chức năng quốc tế nằm phía Bắc sông Hồng. Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia ở khu vực Ba Đình; trung tâm TP Hà Nội tiếp tục giữ tại khu vực Hồ Gươm.
Phát triển các trung tâm khoa học công nghệ, dịch vụ quốc tế, tài chính quốc tế, đổi mới sáng tạo… để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô và góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển lan tỏa vùng và quốc gia. Dự trữ không gian để phát triển các chức năng, trung tâm mới trong tương lai tại phía Tây và phía Bắc. Xem xét lại phương án di dời trường học, bệnh viện, nhà máy.
Về ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị, đại diện đơn vị tư vấn cho hay, sẽ bảo tồn, tôn tạo các khu phố cổ, phố Pháp nhằm giữ lại hình ảnh Hà Nội xưa...
Đóng góp ý kiến cho ý tưởng phương án phát triển không gian đô thị, nông thôn tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, lãnh đạo các Sở, ngành TP cùng các chuyên gia, nhà khoa học về quy hoạch xây dựng đô thị đã chỉ ra những vấn đề chưa đề cập hoặc đề cập còn mờ nhạt và cần bổ sung những nội dung còn thiếu. Trong đó, yêu cầu đơn vị tư vấn cần nghiên cứu kỹ thêm các Nghị quyết của Trung ương, cụ thế hóa các ý tưởng tại các Nghị quyết vào phương án.
Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh cần chú trọng quy hoạch không gian xanh, không gian văn hóa, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa,… Có như vậy mới làm rõ được nội hàm xây dựng TP Hà Nội xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại.
Kết luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải nhấn mạnh, phát triển không gian, đô thị nông thôn trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội là nội dung rất quan trọng, cùng với phát triển kinh tế, sẽ là phần cốt lõi của quy hoạch Thủ đô. Những phương án, ý tưởng ban đầu đơn vị tư vấn đưa ra thể hiện các đơn vị đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, lắng nghe, cầu thị và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện. Các chuyên gia trong lĩnh vực đưa ra nhiều gợi ý hữu ích không chỉ cho đơn vị tư vấn mà giúp lãnh đạo các sở ngành, TP tiếp thu và áp dụng được ngay trong thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở, ngành, đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu kỹ các nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là những nghị quyết liên quan đến Hà Nội để thống nhất đầy đủ trong nhận thức; đánh giá đầy đủ, khách quan hiện trạng thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để tiếp tục kế thừa, điều chỉnh cũng như nhấn mạnh về một số nội dung cốt yếu trong xây dựng quy hoạch Thủ đô như xác định văn hoá, con người vừa là mục tiêu vừa nền tảng động lực phát triển. Quy hoạch đô thị tập trung vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tuần hoàn; xây dựng quy hoạch động - mở - thông minh thể hiện tầm nhìn, linh hoạt phù hợp với xu hướng phát triển…
Hà Nội cần đầu tư các di sản văn hóa có tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại