Thứ hai 25/11/2024 20:09
Quận Hà Đông:

Giải quyết kiến nghị của công dân về TTHC lĩnh vực tư pháp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhằm cung cấp thông tin và tuyên truyền, giải thích những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động cải cách TTHC và kiểm soát TTHC về lĩnh vực tư pháp cho tổ chức, cá nhân, quận Hà Đông vừa tổ chức đối thoại với tổ chức, cá nhân về TTHC, giải quyết TTHC 6 tháng đầu năm 2022.
Công dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa quận Hà Đông
Công dân thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa quận Hà Đông

Tiếp thu và giải đáp kiến nghị của người dân

Theo đó, việc tổ chức đối thoại thực hiện hiệu quả mục tiêu dân chủ hóa, công khai hóa mọi hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước để cá nhân, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ, huy động tham gia góp ý kiến của người dân, tổ chức đối với hoạt động của ngành Tư pháp. Thông qua đó, nắm bắt được thực trạng, khảo sát sự hài lòng của người dân, tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân về cải cách TTHC và giải quyết TTHC.

Tại buổi đối thoại quận Hà Đông tổ chức liên quan đến việc thực hiện Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030" và thực hiện Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 7/1/2021 của UBND TP Hà Nội triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng DVC quốc gia đã có 11 câu hỏ̉i của công dân và cán bộ các phường.

Trong đó, công dân phường Yết Kiêu đề nghị làm rõ lợi ích của việc thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Công dân phường Phú Lãm cho biết hiện nay, việc cấp định danh điện tử cho công dân yêu cầu bắt buộc cần thông tin, số điện thoại chính chủ, số điện thoại đăng ký cũ̃ng sẽ là số điện thoại xác thực khi đăng nhập tài khoản.

Vậy trong trường hợp sau khi được cấp tài khoản định danh điện tử, số điện thoại công dân bị thu hồi về kho số của nhà mạng và cấp cho công dân khác thì hệ̣ thống của Bộ Công an sẽ xử lý như thế nào đối với số điện thoại xác thực này trong tài khoản của công dân.

Công dân phường Hà Cầu hỏi muốn mở tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính thì làm thế́ nào. Công dân phường Đồng Mai nêu ý kiến, đối với những trường hợp công dân hiện tại vẫn đang sử dụng CCCD gắn chíp 12 số và CMND 9 số khi làm các thủ tục giao dịch tại ngân hàng hoặc liên quan đến đất đai, các cơ quan vẫn yêu cầu phải cung cấp CMND cũ. Vậy khi nào thì công dân có thể̉ hoàn toàn bỏ CMND 9 số.

Đại diện công dân phường Văn Quán nêu ý kiế́n, công dân muốn thực hiện thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên cổng dịch vụ công quốc gia thì làm như thế nào. Công dân phường Nguyễn Trãi hỏi, giá trị pháp lý của bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính… Tất cả những ý kiến và kiến nghị trên của công dân đều được đại diện lãnh đạo Công an quận Hà Đông, Trưởng phòng Tư pháp quận tiếp thu và giải đáp theo thẩm quyền.

Tăng cường công tác tuyên truyền về Đề án 06

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Đề án 06 và triển khai TTHC chứng thực bảo sao điện tử từ bản chính cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại như: Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng, tuy nhiên do các thiết bị được đầu tư từ lâu nên cũng đã lạc hậu.

Công tác tuyên truyền về các lợi ích thiết thực của định danh và xác thực điện tử, các TTHC được tích hợp trên Cổng dịch vụ công còn chưa đa dạng, phong phú và nhiều người dân còn tâm lý e dè; nhất là số công dân lớn tuổi việc tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin gặp nhiều hạn chế.

Đồng chí Phạm Thị Hòa đề nghị thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, người dân về Đề án 06 nhằm tạo sự đồng thuận trong các cấp chính quyền, Nhân dân toàn quận để triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả.

Tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất trang cấp bổ sung thiết bị phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến. Các phòng chuyên môn, UBND các phường chọn lựa, bố trí cán bộ, công chức đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về năng lực chuyên môn làm công tác tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận một cửa.

Tiếp tục triển khai thực hiện các TTHC đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, nhất là 25 dịch vụ thiết yếu. Chuẩn bị điều kiện, thiết bị, nhân lực thực hiện các Dịch vụ công được rà soát, cập nhật lên Cổng Dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới. Đồng thời, triển khai thực hiện hướng dẫn của các cấp về công tác số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC, bước đầu triển khai áp dụng thực hiện đối với 25 dịch vụ công thiết yếu.

Ủy viên BTV Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Phạm Thị Hòa ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của CA quận, các phòng chuyên môn, các phường trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn quận trong thời gian qua. Việc thực hiện Đề án 06 là nhiệm vụ chính trị thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở.
Hà Nội: Vận hành thử nghiệm một số dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực tư pháp
Hà Nội triển khai các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Chính sách trợ giúp trong lĩnh vực tư pháp dành cho người khuyết tật
Trợ giúp trong lĩnh vực tư pháp dành cho người khuyết tật
Hà Nội phê duyệt 192 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động