Ghé phố Hàng Mã mùa vu lan
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênRằm tháng Bảy hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân, lễ Vu Lan... theo tín ngưỡng dân gian là dịp quan trọng nhất trong năm để các con cháu tỏ lòng thành với tổ tiên cùng những người đã khuất.
“Trần sao thì âm vậy”, quan niệm như thế nên những năm trước nhiều người dân dù giàu hay nghèo, nhà nào cũng mua sắm đồ hàng mã thật tốt nhất, hiện đại nhất cúng những người thân đx mất vào dịp này. Xuất phát từ nhu cầu này, hằng năm đến rằm tháng 7 âm lịch, những phố bán hàng mã nổi tiếng Hà Nội như phố Hàng Mã lại nhộn nhịp kẻ bán người mua.
Dọc con phố Hàng Mã vào dịp rằm tháng 7 nhưng cũng khá vắng vẻ |
Thế nhưng năm nay thì mọi chuyện đã dần thay đổi, theo cô L, bán hàng mã trên phố Hàng Mã nhiều năm nay chia sẻ: “Gia đình nhà tôi đã có truyền thống làm vàng mã nhưng do thị trường năm nay ít nên giờ chỉ còn mình tôi làm và bán. Vậy mà cũng chỉ túc tắc chứ không nhiều việc như mọi năm”.
Bà M, một người cũng làm đồ vàng mã lâu năm trên con phố cổ này cho biết thêm, mỗi năm, thị trường vàng mã đều có thêm mẫu mã mới, tinh xảo như đồ thật. Ngoài những mặt hàng thông thường, các mặt hàng đặc biệt người mua phải đặt cửa hàng mới làm ví dụ như váy vóc, túi xách, vòng cổ, hoa tai kim cương...
Mặc dù các sản phẩm vàng mã vẫn rất phong phú |
“Cứ theo quan niệm của mọi người là ở cuộc sống có cái gì mới là phải cập nhật ngay cho các cụ thông qua những món đồ hàng mã, nên chúng tôi hàng năm đều có thêm những mẫu mã mới”, bà M nói.
Nhận định về các loại sản phẩm vàng mã năm nay, bà M cho biết thêm: “Các mặt hàng năm nay được làm cao cấp hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn, hợp với xu hướng và sở thích bây giờ, quần áo thời trang hơn, không chỉ truyền thống như sơ mi của các cụ ngày xưa. Nói chung những cái gì trên trần mình có thì người ta cũng mong muốn dưới âm có đầy đủ như vậy. Hàng năm nay đẹp như thật, những hàng đặt thì đắt tiền hơn”.
Dễ bắt gặp nhất là hình ảnh những chủ cửa hàng ngồi nhìn những sản phẩm của mình bày bán không được nhiều người hỏi mua |
Cũng theo những người bán hàng trên con phố này thì giá một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường từ 35.000 - 80.000 đồng/ bộ.
Thế nhưng năm nay thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 - 200.000 đồng/bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 180.000 - 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng…
Nếu so với mọi năm thì lượng người mua đồ vàng mã ở đây ít hơn hẳn |
Mặc dù sản phẩm hết sức đa dạng, nhưng sức mua cũng không hề tăng cao. Theo bà M thì từ đầu vụ tới giờ cửa hàng của gia đình cũng chỉ bán túc tắc chứ so với mọi năm thì không thấm vào đâu.
“Năm nay sức mua của người dân đúng là giảm hẳn, nếu cứ mãi thế này, chắc tôi cũng chỉ gắn bó với nghề vài năm nữa là cùng”, bà M nói.
Cảnh đìu hiu ở những cửa hàng bán vàng mã trên phố Hàng Mã dịp này không khó để bắt gặp |
Một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo trong mỗi năm là ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch), với ý nghĩa là ngày lễ “Vu lan Báo hiếu”. Với quan niệm “trần sao, âm vậy” nên trong dịp này, người dân đều chuẩn bị đồ cúng rất tươm tất, đặc biệt là vàng mã với mong muốn để người đã khuất được hưởng cuộc sống sung túc, đầy đủ vật chất, báo hiếu tổ tiên.
Một vài khách vào mua hàng những với số lượng ít vì họ cho rằng không cần phải đốt nhiều vàng mã như mọi năm mới là đúng đạo hiếu |
Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự hiếu thảo của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt gửi cho những người đã mất. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng người âm sẽ được hưởng…
Những núi đồ vàng mã đang chờ được đến tay người mua... |
Đốt nhiều vàng mã trong Lễ Vu Lan và Xá tội vong nhân đã trở thành tập tục truyền đời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại