Thứ sáu 26/04/2024 22:12
Lùm xùm xung quanh cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh:

Đừng xóa nhòa ranh giới giữa hướng dẫn và làm hộ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nghiên cứu, thí nghiệm khoa học kỹ thuật (KHKT) vốn xuất phát từ sự đam mê của các em học sinh. Đây không phải là một môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, việc bằng mọi giá để có một dự án KHKT đạt giải đã trở thành mục tiêu của nhiều học sinh, nhà trường và phụ huynh. Bởi, đạt giải cao về KHKT không chỉ để cho oách và cho vui.
Cần có giải pháp phân biệt rạch ròi giữa vai trò giáo viên hướng dẫn, cố vấn và học sinh thực hiện, chấm dứt hiện tượng người lớn làm thay rồi huấn luyện cho học sinh “thuộc bài” để đi thi
Cần có giải pháp phân biệt rạch ròi giữa vai trò giáo viên hướng dẫn, cố vấn và học sinh thực hiện, chấm dứt hiện tượng người lớn làm thay rồi huấn luyện cho học sinh “thuộc bài” để đi thi

Đề tài khủng đến nỗi các nhà khoa học đầu ngành cũng giật mình

Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh (VISEF) được Bộ GD&ĐT tổ chức lần đầu tiên vào năm học 2011 - 2012. Cuộc thi này dành cho học sinh từ lớp 8-12 ở các lĩnh vực nghiên cứu như: Khoa học động vật; khoa học xã hội và hành vi; hóa sinh; y sinh và khoa học sức khỏe; kỹ thuật y sinh; sinh học tế bào và phân tử; hóa học; sinh học trên máy tính và sinh - tin; khoa học trái đất và môi trường; hệ thống nhúng; năng lượng hóa học; năng lượng vật lý; kỹ thuật cơ khí; kỹ thuật môi trường; khoa học vật liệu; toán học; vi sinh; vật lý và thiên văn; khoa học thực vật; robot và máy thông minh; phần mềm hệ thống; y học chuyển dịch. Năm học 2021 - 2022 cuộc thi nhận về 144 dự án của 273 học sinh tham gia.

Sau một số ồn ào từ giải thưởng cuộc thi này, từ năm học 2019 - 2020, Bộ rút xuống chỉ cho phép mỗi đơn vị dự thi được cử tối đa 2 dự án; riêng Hà Nội, TP HCM và đơn vị đăng cai được cử tối đa 4 dự án. Dù thay đổi quy định nhằm hạn chế tiêu cực nhưng hầu như năm nào cũng có những ồn ào, khiếu nại sau kỳ thi ở cấp quốc gia kết thúc.

Năm học 2019 - 2020, có phụ huynh gửi đơn chính danh kiến nghị Bộ thẩm định lại nhiều dự án đoạt giải nhất mà theo họ là không xứng đáng và không phải là sản phẩm của học sinh, bị trùng lặp với những nghiên cứu đã công bố trước đây. Năm 2021, một dự án đoạt giải nhất cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều vì giống với một dự án đã đoạt giải nhì của cuộc thi trước đó 2 năm. Cả hai dự án này đều cùng trường THPT và giáo viên hướng dẫn. Kết quả thẩm định và xem xét của Bộ đều khẳng định những phản ánh trên là không đủ căn cứ, nhưng không vì thế mà xua tan được nghi ngờ về tính trung thực của cuộc thi này trong dư luận.

Cũng có thể do bị hạn chế số lượng nên mấy năm gần đây, các đề tài KHKT dự thi cấp quốc gia và đạt giải đều là những đề tài rất khủng. Và cũng vì quy định thí sinh đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH nên mới có hiện tượng dùng mọi biện pháp để đạt được mục đích. Việc nghiên cứu KHKT và dự thi dường như không còn nhằm kích thích nghiên cứu khoa học của học sinh, thí sinh đoạt giải có tiếp tục nghiên cứu khoa học không mà đang có xu hướng nghiêng hẳn về mục đích tuyển thẳng ĐH và đua thành tích của các trường.

Năm 2022, Việt Nam đăng ký tham gia tranh tài Hội thi KHKT quốc tế ISEF diễn ra ở Mỹ (từ ngày 4 -13/5) với 7 dự án của 13 học sinh. 7 dự án tham dự hội thi thuộc 7 lĩnh vực khác nhau, là những dự án đạt giải Nhất tại cuộc thi nghiên cứu KHKT cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2021 - 2022.

Sau khi xem nội dung các dự án của học sinh Việt Nam được giới thiệu trên trang web của ISEF 2022, nhiều người bất ngờ trước quy mô, hàm lượng khoa học của dự án tương đương với các đề tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ phức tạp, đòi hỏi đầu tư chất xám cao.

Một trong các dự án đáng chú ý của học sinh Việt Nam là ‘Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường nước của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt’ do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng khoa Hóa học, ĐH Sư Phạm Hà Nội hướng dẫn.

Đề tài được tính toán, lập trình, tổng hợp vật liệu xúc tác và thí nghiệm đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu... tại phòng lab của ĐH Sư phạm Hà Nội. Học sinh sử dụng phương pháp machine learning, computational chemistry và rất nhiều kỹ thuật phân tích hiện đại như XPS, EDX, AFM, TEM, SEM, XRD, FTIR, BET, PL, UV-Vis DRS, LC-MS, HPLC. Thời gian hoàn thành đề tài nghiên cứu này là 1 năm để gửi đi tham gia ISEF.

Tuy nhiên, nhiều thành viên trên diễn đàn mạng xã hội “Liêm chính khoa học” băn khoăn dự án của hai học sinh có hàm lượng khoa học không thua kém luận án tiến sĩ hóa học ở các trường ĐH lớn trên thế giới. Có thành viên bình luận rằng: “Những kỹ năng phân tích và hiểu phổ FTIR, XRD, XPS đòi hỏi người làm việc trong phòng lab nhiều năm, chuyên sâu nghiên cứu mới có thể thực hiện được, trong khi 2 học sinh cấp 3 thực hiện được là điều phi lý và không thể”.

Tiếp đến là đề tài “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia)” do TS. Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên, hướng dẫn. Để thực hiện, các học sinh phải thông thạo nhiều kỹ thuật như làm tiêu bản, soi kính hiển vi, sắc ký lỏng, miễn dịch huỳnh quang, PCR, MTT. Tuy nhiên, một số người phát hiện TS. Hùng cũng là chủ nhiệm một đề tài rất giống ý tưởng dự án nói trên do Quỹ NAFOSTED tài trợ (mã số 108.05-2017.331). Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy dự án của Sở GD&ĐT Thái Nguyên giống nội dung luận văn thạc sĩ sinh học ứng dụng “Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi lên sự biểu hiện của các gene kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày” của Nguyễn Thị Hải Hồng do TS. Lê Thị Thanh Hương ở ĐH Thái Nguyên hướng dẫn năm 2019.

Một thành viên khác cũng chỉ ra một đề tài “Nhựa sinh học tạo từ tinh bột huyền có khả năng tự phân huỷ”, của học sinh thuộc Sở GD&ĐT An Giang. Học sinh tham gia nghiên cứu phải chế tạo màng, đánh giá độ bền cơ học, đo hàm ẩm, nuôi cấy vi sinh vật, phân tích màng bằng kỹ thuật hiển vi điện tử quét, phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại – khả kiến. Theo thông tin trên website ISEF, dự án này không có người hướng dẫn, không sử dụng máy móc, trang thiết bị ở trường ĐH, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp nào. Toàn bộ dự án do một học sinh tự làm tại nhà từ đầu đến cuối. Dự án này phải nuôi cấy vi sinh vật, sử dụng kính hiển vi điện tử quét, máy đo phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến và nhiều thiết bị chế tạo, đánh giá khác. Những kỹ thuật này không thể thực hiện ở nhà hay tại trường THPT. Như vậy, chắc chắn tác giả dự án phải được nhà khoa học hướng dẫn, nhưng các em đã không gửi thông tin về người hướng dẫn này cho ISEF?

Không ít nhà khoa học băn khoăn, với độ tuổi từ 15 đến 18, học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với phòng thí nghiệm, môi trường nghiên cứu, các cơ sở dữ liệu. Nhất là với những chất cụ thể nhưng không có sẵn, phải điều chế và phân tích, thực nghiệm công phu mới cho kết quả. Thử hỏi làm sao nghĩ ra được những đề tài, dự án nghiên cứu có tính chuyên sâu, hàn lâm tới như vậy? Những dự án này có khi những thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư cũng ngại ngùng khi bắt tay làm, chưa nói đến những em học sinh cấp 3.

Đừng biến nghiên cứu khoa học của học sinh thành cuộc đua của người lớn

TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), không ít lần lên tiếng cho rằng, chính việc cho phép nhà khoa học hướng dẫn học sinh nên đâu đó có sự biến tướng thành cuộc đua của thầy cô và phụ huynh. Học sinh thắng được tuyển thẳng ĐH nên người ta dùng mọi biện pháp để đạt được mục đích. Cuộc thi khuyến khích tài năng nghiên cứu, sáng tạo, nhưng tuyệt đối không chấp nhận sao chép, gian dối. Vì vậy, cần có đội ngũ giám khảo chuyên ngành phản biện đề tài chặt chẽ, loại bỏ các đề tài gian dối, sao chép, không hiệu quả. Nhiều năm qua, rất nhiều ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT sử dụng phần mềm chống đạo văn để kiểm tra sự trùng lặp, sao chép nếu có để tránh những tranh cãi, sai sót nhưng vẫn không được thực hiện. Hiện nay, giám khảo phải tìm kiếm thủ công bằng Google từng đề tài của thí sinh nhưng có thể sẽ không tìm ra sự sao chép.

Cùng với đó, cần có giải pháp phân biệt rạch ròi giữa vai trò giáo viên hướng dẫn, cố vấn và học sinh thực hiện, chấm dứt hiện tượng người lớn làm thay rồi huấn luyện cho học sinh “thuộc bài” để đi thi.

Thêm nữa, cần có các chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi vi phạm quy chế, không trung thực, gian dối. Khuyến khích, động viên nhưng không xem việc tham gia cuộc thi như một tiêu chí chuyên môn bắt buộc để đưa vào đánh giá xếp loại, xem xét thành tích thi đua của các cơ sở giáo dục, các địa phương, xét tuyển thẳng. Biện pháp này nhằm tránh hiện tượng nhiều cơ sở giáo dục do áp lực chỉ tiêu, thành tích phải “xoay xở” tìm kiếm đề tài dự thi, phát sinh tiêu cực và lãng phí.

Cuối cùng, Bộ cần có đánh giá lại kết quả 10 năm cuộc thi này để xem chi phí, kết quả, tác động thế nào đến việc học, kích thích việc nghiên cứu khoa học của học sinh. Cuộc thi cần có tính giáo dục, công tâm, khơi dậy đam mê khoa học của học sinh chứ không phải tạo cơ hội cho học sinh nhiễm tính không trung thực.

Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tăng cường đảm bảo ANTT dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội tăng cường đảm bảo ANTT dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Năm nay, kỳ nghỉ Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 sẽ rơi vào các ngày thứ 3 và thứ 4, là các ngày hành chính trong tuần. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc hoán đổi ngày làm việc dịp Lễ 30/4 và 1/5, người lao động, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết ngày 1/5/2024.
Hà Nội: phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố

Hà Nội: phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Gần 2.400 cơ hội việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất

Gần 2.400 cơ hội việc làm cho người lao động tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất

Phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất có 30 đơn vị doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh trực tiếp. Tổng nhu cầu tuyển dụng 2.350 chỉ tiêu tuyển dụng các vị trí việc làm.
Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Bền bỉ đồng hành, xây dựng văn hóa giao thông

Năm 2023 đã là năm thứ 13 Báo Kinh tế & Đô thị được UBND TP Hà Nội giao chủ trì tổ chức Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông (ATGT) Thủ đô”.
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các huyện, thị xã

Hà Nội điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các huyện, thị xã

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các huyện và thị xã trên địa bàn TP.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2024, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ. Nhiệt độ cao nhất: 37-39 độ, có nơi trên 39 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 26/4 đến ngày 6/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi nắng nóng. Gió nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 34-36 độ.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm hào hứng với sân chơi “HNUE English challenge 2024”

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm hào hứng với sân chơi “HNUE English challenge 2024”

Tại sân chơi HNUE English challenge 2024, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không chỉ tỏa sáng bởi trình độ ngoại ngữ mà còn bởi tài năng diễn xuất, nhạc kịch, hùng biện cũng như kiến thức về lịch sử, địa lý, nghệ thuật…
Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Chàng trai vàng Hóa học trở thành gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Với những thành tích xuất sắc trong học tập, em Đinh Cao Sơn - sinh viên ngành Sư phạm Hoá học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã vinh dự trở thành một trong những gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Trước đó, Sơn cũng được bầu chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023, được trao Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2023.
Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Những kết quả ấn tượng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quốc Oai

Trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có hoàn thành vượt chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động