Dự kiến trong tháng 6 ban hành thông tư hướng dẫn tăng lương cơ sở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThứ trưởng Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện các dự thảo nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành bảo đảm tiến độ, chất lượng |
Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện các dự thảo nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành bảo đảm tiến độ, chất lượng, như: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về vị trí việc làm biên chế công chức; Nghị định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về hướng dẫn việc lấy kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính…
Đồng thời, sẽ trình ban hành các thông tư, gồm: Thông tư thay thế Thông tư về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố...
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh việc thẩm định trình cấp có thẩm quyền thành lập các đơn vị hành chính đô thị gắn với nâng cao chất lượng đô thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hóa theo chủ trương của Đảng. Khẩn trương hoàn thiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện quy định trình tự việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Tại họp báo, thông tin về quá trình xây dựng các quy định liên quan tới việc khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đồng chí Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cho biết, mặc dù được Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định theo thủ tục rút gọn, tuy nhiên đây là vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.
Do đó, Vụ tiếp tục có văn bản để lấy ý kiến các bộ, ban, ngành Trung ương, thậm chí lấy ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy địa phương. Hiện dự thảo đã được hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp để thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện trên tinh thần bám sát chủ trương của Đảng, đặc biệt là Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; trên tinh thần các quy định phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đến nay, cơ bản hoàn thiện được Nghị định với 5 chương và 27 Điều.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Ninh cho hay, trong quá trình xây dựng Nghị định đã gặp một số vướng mắc, tập trung ở 2 vấn đề cơ bản: Chính sách khuyến khích và biện pháp bảo vệ. Các vấn đề này đều có những quy định vướng ở các luật liên quan.
“Nếu để Nghị định này đi vào đời sống thì phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là với các cơ quan tư pháp, viện kiểm sát, tòa án. Có những nội dung của Nghị định được ban hành có thể vượt quá thẩm quyền của Chính phủ do vướng vào các luật. Hiện, chúng tôi đang tham mưu cấp có thẩm quyền theo hướng để Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và chúng tôi kỳ vọng sẽ được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV trên tinh thần xây dựng Nghị quyết thí điểm để triển khai”, lời ông Nguyễn Tuấn Ninh cho biết.
Trong khi đó, liên quan đến thông tin Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ; tổ chức các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ, đồng chí Vũ Đăng Minh (Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ), khẳng định, tới nay, Bộ Nội vụ chưa đề xuất nhập bộ này với bộ kia, tỉnh này vào tỉnh kia.
Theo đồng chí Vũ Đăng Minh, để thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Bộ Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 422; trong đó Bộ Nội vụ đưa vào chương trình để nghiên cứu xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm nguyên tắc theo Nghị quyết 18 là tinh giản, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục những chồng chéo.
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ khẳng định, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm vì động chạm đến cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ nên cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, qua nhiều vòng từ việc đánh giá, tổng kết cơ cấu Chính phủ 20 năm qua, đặc biệt là Nghị quyết 18 để tham mưu Chính phủ và cấp có thẩm quyền. Đồng chí Vũ Đăng Minh cũng khẳng định, tới nay Bộ Nội vụ chưa đề xuất nhập bộ này với bộ kia, tỉnh này vào tỉnh kia.
Liên quan tới chính sách cải cách tiền lương, đồng chí Nguyễn Bích Thu, Quyền Vụ trưởng Tiền lương (Bộ Nội vụ) cho biết, thời gian tới, Ban chỉ đạo cải cách tiền lương Nhà nước sẽ họp, cho ý kiến để báo cáo cấp có thẩm quyền. Bộ Nội vụ sẽ căn cứ vào đề nghị của Ban Kinh tế Trung ương để sơ kết 5 năm quá trình thực hiện Nghị quyết 27.
Nghị quyết 27 đặt mục tiêu cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp từ 1/7/2021. Tuy nhiên, hai năm qua, do nhiều tác động bất lợi từ trong nước và thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội và nguồn thu ngân sách Nhà nước. Vì vậy, lộ trình cải cách đồng bộ chính sách tiền lương chưa được thực hiện.
Trước mắt, để chia sẻ với khó khăn của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, để họ yên tâm công tác, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 69, sau đó Chính phủ ban hành Nghị định 24 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023. Bộ Nội vụ đang xây dựng thông tư hướng dẫn tăng lương cơ sở để ban hành trong tháng này.
Chủ trương giảm hợp lý số bộ, cơ quan ngang bộ đã được nêu trong Nghị quyết của Trung ương vào thời điểm tháng 11/2022. Cơ cấu tổ chức Chính phủ từ năm 2022 đến nay đã có nhiều thay đổi. Nếu giai đoạn 2022-2027có 26 bộ ngành và 12 cơ quan trực thuộc thì từ năm 2007 đến nay, Chính phủ chỉ còn 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc. Trong đó, các Bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, KH&ĐT, Tài chính, Công Thương, NN&PTNT, GTVT, Xây dựng, TN&MT, TT&TT, LĐ-TB&XH, VH-TT&DL, KH&CN, GD&ĐT, Y tế. 4 cơ quan ngang bộ là Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. 8 cơ quan thuộc Chính phủ gồm: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. |
Thu giữ hơn 1 tấn cocaine trôi nổi ngoài biển | |
Chính phủ đã bố trí đủ nguồn lực để tăng lương cơ sở từ 1/7 | |
Đề xuất tiền lương giáo viên phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại