“Đô thị thông minh phải mang lại nhiều lợi ích cho người dân”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo ông Nguyễn Thiện Nhân, đô thị thông mình phải đảm bảo kinh tế thành phố phát triển bền vững; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố (ngập nước, kẹt xe, quá tải bệnh viện, an toàn thực phẩm)…
TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị trong thời gian tới. |
Với TP. HCM là đầu tàu kinh tế, trung tâm tăng trưởng của cả nước, để đưa TP. HCM trở thành đô thị thông minh ngang tầm khu vực và quốc tế thì phải giải quyết dứt điểm các “vấn nạn” của một đô thị trên tiến trình phát triển của mình, trong đó, người dân được hưởng nhiều lợi ích của nó mang lại.
Đó là nhắm vào 4 mục tiêu chính: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi sự chung tay của chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để TP. HCM sớm xây dựng thành công đô thị thông minh. |
Khi TP.HCM trở thành đô thị thông minh thì người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ các lĩnh vực trong cuộc sống. Như khi hoàn chỉnh đô thị thông minh, người dân chỉ cần với thiết bị điện tử cầm tay là có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, biết được khu vực nào kẹt xe, ngập nước để chủ động về mặt thời gian, có lựa chọn hướng đi phù hợp.
Người dân cũng có thể sử dụng vé điện tử liên thông hệ thống giao thông công cộng; kiểm soát truy xuất nguồn gốc thực phẩm…
Đặc biệt với việc khám-chữa bệnh ở các bệnh viện công sẽ được đăng ký giờ khám, dịch vụ, lựa chọn bác sĩ qua mạng, thay vì phải đến xếp hàng mất nhiều thời gian như hiện nay. Với hồ sơ bệnh án điện tử, bệnh nhân chỉ cần cầm một cái thẻ có mã vạch và khi kiểm tra mã vạch thì bác sĩ có thể biết được thông tin bệnh án của bệnh nhân…
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh, trong năm 2018 phải triển khai 5 công cụ dùng chung gồm xây dựng trung tâm dữ liệu tích hợp, trung tâm mô phỏng dự báo; trung tâm về an toàn mạng và điều hành; quy hoạch hạ tầng chung… Đồng thời triển khai một số nhánh như giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh...
“Đề án đô thị thông minh hướng đến bốn chủ thể chính của đô thị gồm: Chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. 4 chủ thể này là một hệ thống hữu cơ nhau. Và TP.HCM có đầy đủ những điều kiện cần và đủ. Trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù vừa được Quốc hội thông qua. Đây là đòn bẩy để việc xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh là sớm nhất”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại