Thứ bảy 05/10/2024 10:19

Đề xuất quy định tốc độ thiết kế của đường bộ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định về tốc độ thiết kế của đường bộ nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đường bộ.
Tốc độ lưu hành cho phép đối với các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và 2 đơn nguyên cầu mới là 60 km/h. Ảnh: Khánh Huy
Tốc độ lưu hành cho phép đối với các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và 2 đơn nguyên cầu mới là 60 km/h. Ảnh: Khánh Huy

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ), được ban hành để hướng dẫn thực hiện chi tiết Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đến nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã được thay thế bằng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 và Luật Đường bộ số 35/2024/QH15, hai Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Vì vậy, cần ban hành Thông tư quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) để kịp thời hướng dẫn thực hiện hai Luật khi có hiệu lực vào ngày 01/01/2025.

Theo Bộ Giao thông vận tải, về cơ bản, nội dung và bố cục của dự thảo Thông tư không thay đổi nhiều so với Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT; dự thảo đề xuất cập nhật căn cứ ban hành và sửa đổi một số nội dung cho phù hợp quy định mới tại 02 Luật thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đồng thời đề xuất bổ sung thêm một số nội dung nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đường bộ về tốc độ thiết kế của đường bộ.

Theo dự thảo, tốc độ thiết kế đường ô tô cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:

- Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;

- Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;

- Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.

Dự thảo nêu rõ, trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.

Theo dự thảo, tốc độ thiết kế đường ô tô (không phải là đường ô tô cao tốc) được xác định theo cấp đường thiết kế và phụ thuộc vào loại địa hình như sau:

Đề xuất quy định tốc độ thiết kế của đường bộ- Ảnh 2.

Dự thảo nêu rõ, tốc độ thiết kế đường ô tô trong phạm vi đô thị được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông được cấp thẩm quyền ban hành.

Tốc độ thiết kế đường giao thông nông thôn được xác định theo Tiêu chí về giao thông nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Từ 1/1/2025, cảnh sát giao thông được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Các hành vi bị trừ 12 điểm giấy phép lái xe theo đề xuất của Bộ Công an
Đề xuất đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động