Thứ năm 21/11/2024 23:47

Để lao động phi chính thức có nhiều cơ hội được học nghề...

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 30/7, Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Duy Khánh
Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hội trường tầng 5, Báo Kinh tế & Đô thị (số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Duy Khánh

Lao động nữ phải đối mặt với nhiều thách thức trong nền kinh tế số

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện nay, khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 9 nhóm có sự tham gia của thị trường lao động phi chính thức.

Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lao động nữ không có trình độ chuyên môn chiếm tới 49,4%, tập trung vào lao động nữ ở nông thôn, trong độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động nữ làm thuê các công việc trong hộ gia đình chiếm đến 94,7% tổng số lao động làm thuê.

Không chỉ vậy, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ đối mặt với khó khăn trong việc gia nhập lực lượng lao động chất lượng cao. Lao động nữ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi nền kinh tế số trở thành nền kinh tế chính của xã hội.

Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.
Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.

Những năm gần đây, do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình kinh tế phi chính thức mới đã hình thành như “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”, “kinh tế tự do”... dựa trên nền tảng trực tuyến, như bán hàng trực tuyến, giao hàng, lái xe công nghệ... Những hình thức việc làm mới này dựa trên ứng dụng công nghề và đang ngày càng phát triển, tạo ra số lượng lao động khu vực phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta.

Các khách mời, diễn giả tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Duy Khánh
Các khách mời, diễn giả tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Duy Khánh

Với sự ra đời và phát triển của nền “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”... làm cho phân công lao động khu vực phi chính thức ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, kinh tế chia sẻ đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm độc lập, nhất là kỹ năng nghề liên quan đến ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ. Có thể thấy, công nghệ là cơ hội nhưng cũng là rào cản với người lao động, nhất là những người trẻ chưa qua đào tạo hoặc mới được đào tạo kỹ năng nghề trình độ thấp.

Những vấn đề thời sự đó được đặt ra với yêu cầu sửa đổi Luật Việc làm phù hợp với thực tế. Tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội” được tổ chức ở thời điểm Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) và đang lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân góp ý, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ VIII vào tháng 10/2024.

Vì thế, với những mong muốn người lao động phi chính thức có nhiều cơ hội được học nghề để trang bị kỹ năng cho công việc thời kỳ chuyển đổi số, Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.

Khách mời tham dự tọa đàm gồm có:

- Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH;

- Bà Vũ Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – Sở LĐTB&XH Hà Nội;

- TS Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Về phía Ban tổ chức, có sự tham gia của: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông; Ông Tạ Việt Anh – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông; Bà Hoàng Phương Thảo - Giám đốc Điều hành Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Thành viên Ban tổ chức Chương trình truyền thông; Ông Phạm Bá Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam; Ông Lê Hoàng Anh - Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế&Đô thị; Ông Nguyễn Xuân Khánh – Phó Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban thư ký Chương trình truyền thông.

Nội dung buổi tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội” sẽ xoay quanh các vấn đề như thách thức và cơ hội cho lao động phi chính thức; đào tạo nghề ngắn hạn thế nào để phù hợp với thực tế. Cùng với đó, mức hỗ trợ học phí học nghề trong giai đoạn hiện nay, giải pháp cải thiện chất lượng đào tạo nghề cho lao động phi chính thức tại các làng nghề, trong bối cảnh nền kinh tế số… Ngoài ra, Luật Việc làm (sửa đổi) hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức trong bối cảnh già hóa dân số và thực trạng thị trường lao động Việt Nam cũng sẽ được trao đổi tại Toạ đàm.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông cho biết: "Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai, đề cập đến những vấn đề quyền của nữ công nhân lao động, người khuyết tật, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và đảm bảo an sinh xã hội cho những người yếu thế.

Bước sang năm thứ 4 này, cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” đã được Ban tổ chức phát triển thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” với những hoạt động gợi mở và bứt phá. Năm tới chúng tôi mong muốn phát triển thành chương trình truyền thông quốc gia để góp thêm những tiếng nói cùng bảo vệ quyền lợi lao động nữ, người khuyết tật, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và đảm bảo an sinh xã hội cho những người yếu thế.

Chúng tôi cảm ơn sự đồng hành của tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tại các mùa tổ chức vừa qua. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam trong các chương trình tiếp theo, để mở rộng hoạt động mở rộng hợp tác quốc tế dưới góc độ truyền thông.

Trong khuôn khổ Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” 2024, hôm nay, Ban Tổ chức thực hiện Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.

Trước tiên, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo T.Ư và TP Hà Nội; các vị khách mời, các đồng nghiệp báo chí T.Ư và Hà Nội tham gia cuộc Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội”.

Xin cảm ơn Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã phối hợp, hỗ trợ báo Kinh tế và Đô thị tổ chức cuộc thi Những cống hiến thầm lặng suốt những năm qua và thực hiện nhiều cuộc tọa đàm có ý nghĩa lớn. Qua đó giúp cho các cơ quan soạn thảo luật, nhà quản lý cấp Nhà nước, Bộ, ngành có sự tham khảo các khuyến nghị của chuyên gia để xây dựng những chính sách an sinh xã hội phù hợp với tình hình thực tế hiện nay."

Để lao động phi chính thức có nhiều cơ hội được học nghề...
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Duy Khánh

Ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, hiện nay, nước ta có khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 9 nhóm nghề có sự tham gia của lao động phi chính thức. Số lao động phi chính thức làm các công việc có trình độ cao (nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao, nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên văn phòng) chỉ chiếm khoảng 1,9%. Trong khi đó, lao động chính thức, công việc đòi hỏi trình độ quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thu hút đến 32,8% lao động nhóm này.

Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng, số lao động nữ không có trình độ chuyên môn chiếm tới 49,4%, tập trung vào lao động nữ ở nông thôn, trong độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động nữ làm thuê các công việc trong hộ gia đình chiếm đến 94,7% tổng số lao động làm thuê.

Lao động nữ khu vực phi chính thức bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật, có thể là nguyên nhân khiến họ không thể chuyển đổi công việc của mình, mặc dù công việc đó có khi không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Không những vậy, lao động nữ phải đối mặt với nhiều thách thức khi nền kinh tế số trở thành nền kinh tế chính trong xã hội hiện đại.

Trong khi đó, trong những năm gần đây, do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các loại hình kinh tế phi chính thức mới đã hình thành, như “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”, “Kinh tế tự do”... dựa trên nền tảng trực tuyến (qua ứng dụng công nghệ) như: bán hàng trực tuyến (online), giao hàng (shipper), lái xe công nghệ (Grab, Uber)... Đây là những hình thức việc làm mới dựa trên ứng dụng công nghệ và đang ngày càng phát triển, tạo ra số lượng lao động khu vực phi chính thức ngày càng lớn ở nước ta.

Mọi người đều nhận thấy, công nghệ là cơ hội nhưng cũng là rào cản đối với người lao động, nhất là lao động trẻ khu vực phi chính thức chưa qua đào tạo hoặc mới được đào tạo kỹ năng nghề trình độ thấp.

Những vấn đề mà người lao động khu vực phi chính thức đang gặp phải đã được Bộ LĐTB&XH là cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) nhận ra và đã có một số nội dung sửa đổi lớn như: bổ sung quy định về đăng ký lao động; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã bổ sung quy định về hỗ trợ chuyển tiếp và giải quyết việc làm cho người cao tuổi; hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức trong bối cảnh già hóa dân số và thực trạng thị trường lao động Việt Nam.

Bộ LĐTB&XH cũng cho rằng, cần nghiên cứu, xem xét quản lý lao động bằng “sổ lao động điện tử” gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở khác... để có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc làm sáng tạo, trình độ cao như bảo hiểm, tài chính, YouTuber, Blogger đến các việc làm phổ thông như giao hàng, bán hàng trực tuyến,...

"Buổi tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội” được tổ chức ở thời điểm Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) và đang lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân góp ý, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám vào tháng 10/2024.

Chúng tôi rất mong muốn, trong buổi tọa đàm hôm nay, chúng ta nêu ra những vấn đề cốt yếu trong công tác đào tạo nghề cho lao động phi chính thức cùng các giải pháp nhằm mục đích tăng số lượng người lao động phi chính thức được tham gia đào tạo nghề, góp phần trang bị kỹ năng nghề, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế số.

Hi vọng, những khuyến nghị của các diễn giả trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham khảo và có những đề xuất góp ý cho dự thảo luật này" - ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Những kiến nghị sửa Luật Việc làm 2013

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Tạ Việt Anh cho rằng: "Lao động phi chính thức ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lao động phi chính thức là 33,4 triệu người, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 65%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023.

Tọa đàm Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số
Ông Tạ Việt Anh – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Duy Khánh

Hiện, có khoảng hơn 70% lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên. Con số này phản ánh một thách thức lớn mà thị trường lao động Việt Nam đang phải đối mặt. Điều này không chỉ cho thấy nhu cầu cần thiết trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn cả sự cấp thiết trong việc mở rộng cơ hội đào tạo và cấp bằng chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện đại.

Đặc trưng của lao động phi chính thức là có trình độ chuyên môn thấp. Trình độ càng cao thì tỷ lệ lao động phi chính thức càng giảm, xu hướng này quan sát được qua nhiều năm và ở cả hai giới, nam và nữ.

Lao động phi chính thức thường làm các công việc giản đơn, ít đòi hỏi trình độ kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 9 nhóm nghề có sự tham gia của lao động phi chính thức. Số lao động phi chính thức làm các công việc có trình độ cao (như nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao; nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên văn phòng) chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 1,9%. Đặc điểm này hoàn toàn trái ngược với lao động chính thức.

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số
Ban Tổ chức tặng hoa các diễn giả tham dự toạ đàm. Ảnh: Duy Khánh

Việc làm phi chính thức vốn được coi là những việc làm bấp bênh, thiếu tính ổn định, tuy nhiên nhiều lao động vẫn chấp nhận gắn bó với công việc này trong thời gian dài. Có tới 41,1% lao động phi chính thức đã làm công việc thiếu ổn định này từ 3 đến 9 năm và 39,1% làm từ 9 năm trở lên. Hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật có thể là nguyên nhân khiến lao động phi chính thức không thể chuyển đổi công việc của mình mặc dù thu nhập từ công việc đó đôi khi không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.

Đáng nói, khu vực lao động phi chính thức còn phải chịu sức ép gián tiếp từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Thế giới và Việt Nam đang ở trong nền kinh số - thời kỳ mà Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot… được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người.

Kỷ nguyên số cũng tác động làm biến đổi thị trường lao động, nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công bị xóa bỏ, nhiều lao động ở các quốc gia sẽ mất đi việc làm. Mặt khác, nó cũng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn."

Ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh: "Rất nhiều vấn đề thời sự đặt ra, cùng với đó là yêu cầu sửa đổi Luật Việc làm 2013 cho phù hợp với thực tế. Có thể thấy, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, đưa ra bàn thảo so với Luật Việc làm 2013, có một số nội dung sửa đổi, bổ sung lớn. Đặc biệt, dự thảo Luật bổ sung quy định hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức trong bối cảnh già hóa dân số và thực trạng thị trường lao động Việt Nam. Bổ sung quy định về giao dịch việc làm điện tử gồm khái niệm và hình thức giao dịch việc làm điện tử, đảm bảo phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử và thương mại điện tử.

Trong dự thảo, Bộ LĐTB&XH cho rằng, lao động tự do hiện đang chiếm tỉ lệ khá lớn, nhưng pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Cơ quan soạn thảo dự luật đề xuất bổ sung quy định xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý lao động, bổ sung quy định về hoạt động dịch vụ việc làm trên môi trường mạng, khu vực phi chính thức.

Tọa đàm Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số
Các diễn giả trao đổi tại toạ đàm. Ảnh: Duy Khánh

Bộ LĐTB&XH cũng chỉ ra, cần nghiên cứu, xem xét quản lý lao động bằng "sổ lao động điện tử" gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở khác… Để từ đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc làm sáng tạo, trình độ cao như bảo hiểm, tài chính, YouTuber, Blogger... đến việc làm phổ thông như giao hàng, bán hàng online,...

Buổi tọa đàm được diễn ra khi Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến. Vì thế, những nội dung các diễn giả nêu ra, đặc biệt là những khuyến nghị để sửa đổi Luật Việc làm liên quan đến đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để các cơ quan chức năng, các đại biểu Quốc hội tham khảo để có quyết định thấu đáo trước khi bấm nút thông qua dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)".

Tọa đàm Tọa đàm "Luật Thủ đô 2024 - bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá"

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Lệnh số 09/2024/L-CTN ngày 2/7/2024 của Chủ tịch nước về việc Công bố Luật Thủ ...

Trần Oanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking

Bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ Online Banking

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng.
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc – Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kĩ lưỡng và khắt khe.
Công bố bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Công bố bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tối 19/11, VCCI và Công ty Anphabe đã công bố bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Giá mặt hàng xăng RON95-III xuống sát 20.500 đồng mỗi lít

Giá mặt hàng xăng RON95-III xuống sát 20.500 đồng mỗi lít

Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, trừ dầu mazut, các mặt hàng xăng dầu còn lại sẽ đi xuống từ 15h hôm nay (21/11).
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 21/11/2024 - XSMB 21/11/2024 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 21/11/2024 - XSMB 21/11/2024 - XSMB

XSMB 21/11/2024. KQXSMB 21/11/2024. XSMB 21/11. KQXSMB 21/11. Xổ số miền Bắc hôm nay 21/11/2024. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 21/11/2024.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 21/11/2024 - XSMT 21/11 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 21/11/2024 - XSMT 21/11 - KQXSMT

XSMT 21/11/2024. XSMT. KQXSMT 21/11/2024. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 21/11/2024. Kết quả xổ số miền Trung ngày 21/11. XSMT 21/11. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Năm. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Van Phuc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Van Phuc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Van Phuc City - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại TP Hồ Chí Minh đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại Khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature

MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature

Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
Vinhomes Global Gate thay đổi từng ngày, nhà đầu tư vững tin chờ cột mốc tăng giá mới

Vinhomes Global Gate thay đổi từng ngày, nhà đầu tư vững tin chờ cột mốc tăng giá mới

Nhờ nguồn lực và quyết tâm mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup, hình hài tâm điểm giao thương quốc tế tại khu vực Đông Bắc Hà Nội đã dần lộ diện. Sở hữu những đại tiện ích độc đáo, nổi bật là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025, Vinhomes Global Gate mang đến cho nhà đầu tư cơ hội sáng giá bậc nhất thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: thị trường mang lại tín hiệu tươi sáng hơn

Thị trường chứng khoán ngày 21/11: thị trường mang lại tín hiệu tươi sáng hơn

Sau chuỗi ngày khó khăn khi liên tục giảm điểm, thị trường mang lại tín hiệu tươi sáng hơn với việc hồi phục hơn 20 điểm trong hai phiên liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 20/11: VN-Index tăng mạnh cuối phiên

Thị trường chứng khoán ngày 20/11: VN-Index tăng mạnh cuối phiên

Trong phiên giao dịch ngày 20/11, VN-Index ghi nhận sự phục hồi ấn tượng nhờ lực cầu bắt đáy mạnh mẽ khi chỉ số rơi dưới mốc 1.200 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 15/11: phiên giao dịch tiêu cực bởi áp lực bán mạnh từ nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán ngày 15/11: phiên giao dịch tiêu cực bởi áp lực bán mạnh từ nhà đầu tư

Thị trường có thêm phiên giao dịch tiêu cực bởi áp lực bán mạnh từ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó riêng khối ngoại bán ròng tới 1.330 tỷ đồng, qua đó, VN-Index chấp nhận "thủng" mốc 1.220 điểm.
Nâng cao năng lực tự bảo đảm an toàn thông tin

Nâng cao năng lực tự bảo đảm an toàn thông tin

Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương kêu gọi các cơ quan, DN, tổ chức, cá nhân chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn thông tin.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
ASUS ra mắt bộ đôi "siêu phẩm" chơi game ROG Phone 9

ASUS ra mắt bộ đôi "siêu phẩm" chơi game ROG Phone 9

ASUS vừa chính thức công bố dòng sản phẩm ROG Phone 9 và ROG Phone 9 Pro, hai siêu phẩm điện thoại thông minh (smartphone) chơi game với cấu hình cực mạnh và loạt tính năng tiên tiến.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động