Đẩy mạnh chất lượng trong thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch trên 2 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn 2010-2016 thị phần gạo Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo XK toàn thế giới, với thị trường tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực về số lượng xuất khẩu lớn ra chúng ta còn những bất cập, hạn chế gặp phải như chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong khi diễn biến thị trường gạo quốc tế ngày càng phức tạp. Thương hiệu gạo Việt Nam cũng không được người tiêu dùng biết tới.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cần thay đổi để tiến xa. |
Với việc chúng ta đang có quá nhiều chủng loại gạo mà chưa tập trung vào một số chủng loại mang giá trị cao cho sản xuất cùng là một bất cập cần phải thay đổi ngay lập tức.
Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu; trong đó, đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường châu Mỹ chiếm 8%, thị trường châu Âu chiếm 5%. Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm khoảng 50%, thị trường châu Phi chiếm 25%, thị trường châu Mỹ chiếm 10%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%...
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gạo hàng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giảm dần lượng gạo hàng hóa và tăng giá trị xuất khẩu.
Bên canh đó, để nâng cao chất lượng lúa gạo thì việc phát triển cánh đồng lớn, liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu là điểm mấu chốt quan trọng để nâng chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng được các đơn hàng mà đối tác đặt hàng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại