Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang kẽ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênViêm bàng quang kẽ là gì?
Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mãn tính gây áp lực lên bàng quang, làm bệnh nhân đau bàng quang và ở vùng chậu (hội chứng đau bàng quang). Cơn đau dao động từ khó chịu đến nặng có thể có tác động xấu đến chất lượng sống.
Viêm bàng quang kẽ |
Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang kẽ
Bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ thường không có các triệu chứng giống nhau. Khi bị viêm bàng quang kẽ, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian, do sự tác động như: kinh nguyệt, căng thẳng, tập thể dục...
Bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ sẽ có các dấu hiệu thường gặp như:
-Ở phụ nữ: Đau ở xương chậu, âm hộ, hoặc khu vực sau âm đạo
-Ở nam giới: Đau ở bìu, tinh hoàn, dương vật hoặc khu vực sau dương vật
-Có cảm giác đau vùng chậu mãn tính
-Đi tiểu nhiều lần, mót tiểu phải đi ngay. Số lượng nước tiểu thường ít, đi suốt cả ngày và đêm
-Có cảm giác đau vùng bụng dưới
-Đau tức ở niệu đạo.
-Đau âm ỉ lưng dưới.
-Đau rát hoặc khó chịu trong khi bàng quang căng đầy và giảm đau sau khi đi tiểu.
-Đau khi quan hệ tình dục.
Với các bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ, mức độ triệu chứng rất khác nhau. Các cơn đau có thể âm ỉ nhưng có lúc lại rất dữ dội. Ngoài ra, một số người bị viêm bàng quang kẽ lại không có bất cứ biểu hiện nào.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ có thể giống với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bị viêm bàng quang kẽ, đồng thời với viêm đường tiết niệu.
Biến chứng của viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng:
-Giảm khả năng bàng quang có thể dẫn đến cứng thành bàng quang làm thể tích giảm xuống và khả năng giữ nước tiểu ít hơn.
-Giảm chất lượng cuộc sống.
-Ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục
-Gây ra căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm cho người bệnh và điều đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ.
Phòng ngừa viêm bàng quang kẽ
Để hạn chế các triệu chứng bệnh, cần:
-Người bệnh nên tập đi tiểu đúng giờ. Sau đó dần dần giãn cách thời gian chờ tiểu lâu hơn.
-Thay đổi thói quen ăn uống: ăn ở mức vừa phải sẽ giúp làm giảm gánh nặng đè lên bàng quang.
-Tránh căng thẳng, stress.
-Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, không nên dùng thắt lưng, chít eo hay mặc quần bó sát...
-Thường xuyên tập thể dục.
-Tình dục lành mạnh.
-Bỏ thuốc lá
Viêm bàng quang kẽ là bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại