Thứ sáu 22/11/2024 02:51

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm, stress

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hiện nay, tình trạng trẻ em bị trầm cảm xảy ra khá phổ biến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để năm được dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm, stress.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm, stress

Trẻ bị trầm cảm, stress thường diễn biến rất âm thầm, tuy nhiên khi trẻ có những hành vi sau, các bậc làm cha mẹ nên quan tâm:

- Đầu tiên là hành vi tự hủy hoại bản thân (các vết cứa ở cẳng tay hoặc đùi, cắn móng tay, bấm vào đầu ngón tay..). Việc tự làm đau bản thân này là cách để giải tỏa sự bấn loạn trong cảm xúc bản thân của trẻ.

- Trẻ có những hành vi bất thường, trái ngược với tính cách trước kia như:

Trẻ trở nên hung hăng, chống đối hoặc tuân thủ quá mức,

Có sự rối loạn trong hành vi ăn uống như ăn quá ít hoặc quá nhiều,

Bị rối loạn giấc ngủ như ngủ quá nhiều hoặc quá ít,

Buồn chán, giảm kết nối với xã hội...

- Hoặc có dạng stress cơ năng như trẻ bị đau bụng, đau đầu, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa... Những cơn đau này thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị bước vào kỳ thi hoặc trước sự kiện quan trọng. Khi sự kiện qua đi thì các cơn đau này giảm triệu chứng.

Theo các chuyên gia, stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, là thời điểm các cháu học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học. Đặc biệt các trẻ đến khám và điều trị trầm cảm, stress đến từ các lớp chuyên, lớp chọn nhiều hơn các lớp thông thường.

Với những trẻ ngoan, có thành tích cao trong học tập thường có những áp lực tự thân hơn là những trẻ mải chơi, áp lực vị trí trong trường lớp, hình ảnh bản thân trong mắt gia đình, thầy cô và thường sống, suy nghĩ có trách nhiệm hơn khiến trẻ phải nỗ lực không ngừng.

Những trẻ này thường căng thẳng và bị stress, nhất là khi không đạt được kỳ vọng sẽ bị nặng hơn trẻ khác. Điều này cho thấy các áp lực từ việc học tập, áp lực từ gia đình, áp lực thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường. Qua khai thác bệnh sử, phần lớn các em học sinh bị stress mãn tính, quá trình stress đã âm thầm diễn biến từ khoảng 3 - 5 năm trước và áp lực thi cử chỉ là “giọt nước tràn ly..."

Cần làm gì khi trẻ bị trầm cảm, stress

Khi trẻ bị trầm cảm, strees cha mẹ cần đồng hành với con, lắng nghe, động viên con trẻ, tránh những lời chỉ trích, mắng nhiếc. Hãy tạo cho trẻ cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái, bình tĩnh, động viên con. Không nên mắng mỏ, đay nghiến, dồn con vào con đường cùng. Điều đó sẽ làm cho trẻ bị trầm cảm, stress nặng nề hơn.

Cha mẹ cùng đồng hành với trẻ sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý, không tự tạo ra áp lực cho bản thân, dành thời gian hàng ngày để thư giãn. Tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, trường học khi cảm thấy lo lắng quá mức, khó kiểm soát.

Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao. Chơi thể thao sẽ giúp cân bằng về thể chất và tinh thần. Không gây áp lực cho con mình.

Giúp trẻ có thói quen sinh hoạt học tập, ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến sức khoẻ. Hạn chế đồ cay nóng như tương ớt, gà chiên cay, mì cay; ăn nhanh không nhai kỹ; ăn không đúng bữa; bỏ bữa, sinh hoạt, ăn ngủ không điều độ…

Giúp con mình biết cách thư giãn tham gia các trò chơi, các hoạt động giải trí… để trẻ cảm thấy thoải mái và đỡ lo lắng khi đối mặt với áp lực thi cử.

Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều Protein… để cơ thể khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Tránh lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động