Thứ năm 25/04/2024 14:09

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm củng mạc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh viêm củng mạc là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm củng mạc như thế nào? Bị viêm củng mạc có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Nguyên nhân gây bệnh viêm củng mạc

Củng mạc chiếm 4/5 sau nhãn cầu, được cấu tạo từ nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc. Viêm củng mạc là một tình trạng viêm nặng đặc trưng bởi phù và thâm nhiễm tế bào viêm của củng mạc dẫn đến tình trạng củng mạc đỏ và gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, viêm củng mạc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như mất thị lực.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm củng mạc
Vị trí củng mạc

Một số nguyên nhân viêm củng mạc có thể kể đến như:

- Bệnh viêm củng mạc đôi khi không rõ nguyên nhân. Viêm củng mạc thường kết hợp với các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.

- Viêm củng mạc còn có thể là triệu chứng thể hiện của một bệnh viêm mạch máu hệ thống nguy hiểm. Vì thế phát hiện sớm để điều trị các bệnh toàn thân cũng có thể ngăn ngừa những biến chứng về mắt.

- Do các nhiễm trùng tại mắt mà không liên quan đến miễn dịch.

- Các chấn thương ở mắt.

- Viêm củng mạc do thuốc rất hiếm gặp nhưng với bisphosphonat lại là nguyên nhân mạnh nhất.

- Do phẫu thuật: xảy ra sau can thiệp phẫu thuật như sau mổ đục thủy tinh thể ngoài bao, cắt bè, phẫu thuật bong võng mạc, phẫu thuật lác, phẫu thuật mộng thịt.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm củng mạc

Viêm củng mạc được phân thành hai loại:

- Viêm củng mạc trước: Là tình trạng viêm phổ biến nhất, đây là tình trạng viêm mặt trước của củng mạc.

- Viêm củng mạc sau: Tình trạng này ít gặp hơn nhưng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt: tăng nhãn áp, bệnh võng mạc.

Bệnh thường có các dấu hiệu nhận biết như:

- Đau trầm trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đau nhiều, sâu và ít đáp ứng với thuốc giảm đau. Đau âm ỉ có khi chạm vào vùng thái dương hoặc mắt. Cảm giác đau có thể do phá hủy dây thần kinh cảm thụ trong củng mạc do phù, chất trung gian gây viêm hoặc hoại tử.

- Có cảm giác thèm ăn.

- Có thể sợ ánh sáng và chảy nước mắt.

- Đỏ mắt, màu đỏ có sắc hơi xanh được phát hiện tốt nhất với ánh sáng tự nhiên

- Nếu bệnh nhân bị viêm nặng có thể gây ra co thắt cơ vòng mống mắt dẫn đến co đồng tử và cận thị thoáng qua.

Bị bệnh viêm củng mạc có nguy hiểm không?

- Khi vùng viêm từ củng mạc lan đến các vùng khác sẽ dẫn đến những biến chứng tại giác mạc: viêm giác mạc, mỏng giác mạc chu biên, loét giác mạc chu biên, thủng giác mạc…

- Viêm màng bồ đào xảy ra trong giai đoạn muộn của viêm củng mạc.

- Có thể bị glocom góc đóng, góc mở hoặc glocom tân mạch… Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm củng mạc có thể sẽ có chỉ định bỏ nhãn cầu

Điều trị bệnh viêm củng mạc

+ Điều trị nội khoa:

Bệnh nhân bị bệnh viêm củng mạc không hoại tử thường chỉ dùng thuốc chống viêm non steroid tại chỗ hoặc toàn thân. Bệnh viêm củng mạc có hoại tử kèm viêm tấy và viêm củng mạc phía sau thường sử dụng corticoid toàn thân hạn chế đau nhức. Nếu với corticoid không có hiệu quả có thể phải chuyển sang dùng ức chế miễn dịch mạnh hơn.

Các bệnh nhân có những bệnh phối hợp như cơ địa dị ứng atopy, trứng cá đỏ, gout hoặc phối hợp với bệnh toàn thân của hệ thống liên kết hoặc bệnh mạch máu thường cần trị liệu đặc hiệu sẽ được bàn riêng cho từng bệnh.

+ Điều trị ngoại khoa:

Hiếm khi cần điều trị bệnh viêm củng mạc bằng phẫu thuật. Chỉ định duy nhất là các trường hợp viêm củng mạc hoại tử tiến triển tới dọa thủng hoặc thủng nhãn cầu. Điểm mấu chốt của điều trị phẫu thuật không phải là kỹ thuật phẫu thuật mà là khâu điều trị kiểm soát quá trình viêm trước phẫu thuật.

Vật liệu thay thế củng mạc cũng có thể là củng mạc từ mắt khác, màng xương, cân cơ,... Các thì phẫu thuật gồm tách kết mạc rộng, cắt bỏ các phần hoại tử của giác mạc, củng mạc. Mảnh ghép được cố định bởi 9/10 hoặc 10/10 sau đó được phủ kết mạc lên. Sau mổ cần tránh dùng cortioid tra để tạo điều kiện cho tân mạch và tế bào phát triển vào mảnh ghép.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động