Đánh giá, xếp loại đơn vị học tập gắn với kết quả công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 6-8-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch này áp dụng đối với các cơ quan thuộc UBND thành phố; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Hội Nông dân thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội; cơ quan tham mưu, giúp việc quận ủy, huyện ủy, thị ủy trực thuộc Thành ủy; cơ quan thuộc UBND quận, huyện, thị xã; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tại các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tiêu chí đánh giá về các điều kiện để xây dựng đơn vị học tập: Có kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên; có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập; quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên.
Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên: 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hằng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt; 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi; 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước; 70% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng đơn vị học tập, 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập, gồm: Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội; có cam kết học tập suốt đời để phát triển bản thân; có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường; biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề; tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới; hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp. Ngoài ra, đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác.
Kế hoạch cũng nêu rõ quy trình thực hiện việc đánh giá, xếp loại đơn vị học tập, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện. Trong đó, UBND thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội cấp thành phố; yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố xây dựng kế hoạch và hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Hằng năm tự đánh giá, xếp loại đơn vị học tập và đánh giá, xếp loại các đơn vị học tập thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định; gửi kết quả đánh giá, xếp loại về UBND thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp chung) trước ngày 15-1 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông qua kế hoạch này nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập. Cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị. Làm căn cứ để xem xét đánh giá kết quả công tác hằng năm của đơn vị và các thành viên trong đơn vị.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại