Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ công nhân tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Bạch Dương |
Hội luôn chủ động tham mưu UBND TP các chương trình, đề án, kế hoạch tuyên truyền PBGDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị về tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hòa giải, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ…
Bà Lê Kim Anh- Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy, UBND TP, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP và tình hình thực tiễn ở cơ sở, hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ được các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội triển khai với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực.
Tập trung tuyên truyền các quy định pháp luật mới ban hành, các quy định liên quan đến phụ nữ, chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ Hội các cấp. Gắn công tác tuyên truyền pháp luật với việc triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch đang thực hiện trong hệ thống Hội.
Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ được phối hợp triển khai thường xuyên. Hoạt động các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng triển khai hiệu quả, tạo nên các diễn đàn tìm hiểu và thực thi pháp luật bổ ích cho phụ nữ, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức truyền thông “Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động” cho nữ công nhân lao động huyện Chương Mỹ. Ảnh:Bạch Dương |
6 tháng đầu năm 2024, Hội LHPN quận, huyện và cơ sở tổ chức 123 buổi tuyên truyền, truyền thông thu hút trên 18.450 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia với các nội dung pháp luật liên quan tới phụ nữ, trẻ em. Tập trung tuyên truyền các văn bản như: Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Căn cước, Luật Đất đai, Luật Trẻ em…
Gắn công tác tuyên truyền PBGDPL với triển khai các chương trình, đề án như: Đề án 938 về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2022-2027”; Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”; Đề án 06 và các Nghị quyết của HĐND TP…
Phối hợp với Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức 2 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 500 cán bộ, hội viên phụ nữ về Luật Đất đai tại các huyện Chương Mỹ và Thanh Oai; tổ chức 10 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 1.500 lượt hội viên phụ nữ, trong đó 6 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 700 hội viên phụ nữ vùng tôn giáo, vùng xa trung tâm TP tại huyện Ứng Hòa, Ba Vì...
Cũng theo bà Lê Kim Anh, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số cơ sở Hội chưa đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền pháp luật phù hợp với nhóm phụ nữ đặc thù; hoạt động một số mô hình hiệu quả chưa cao. Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa phát huy vai trò trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cơ sở, còn tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, một số vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Bà Lê Kim Anh cho biết, trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền văn bản pháp luật mới ban hành, chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội và người dân; đặc biệt quan tâm tuyên truyền Luật Thủ đô (khi được Quốc hội thông qua), các Nghị quyết của HĐND TP; triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ trên địa bàn TP”, Đề án Phòng ngừa, ứng phó bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em…”. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại