Thứ sáu 22/11/2024 05:49

Cứu hộ đúng cách – an toàn cho bản thân và người dân vùng lũ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những 'chiến binh' cứu hộ khắp nơi chở theo xuồng hơi, ca nô... hướng về miền Bắc giúp đỡ bà con vùng lũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thạo địa hình, có khả năng ứng cứu trong các tình huống. Khi tham gia ứng cứu vùng bão, lũ phải tìm đầu mối liên hệ ở địa phương; phải luôn phối hợp với địa phương để hỗ trợ đúng nơi, đúng đối tượng, tránh trùng lặp. Dưới đây là những lưu ý để công tác cứu hộ, cứu trợ diễn ra an toàn, hiệu quả.
Những chiếc phao tròn kết lại với nhau được đội cứu hộ sử dụng để hỗ trợ người dân ở những địa hình khó tiếp cận. Ảnh minh họa: M.H
Nhà ở xa, nước sâu, chảy xiết bắt buộc phải thả dây để người cứu hộ bơi vào. Có đoạn phải thả dây hàng trăm mét, vào an toàn rồi thì buộc dây đưa người dân ra. Ảnh minh họa: M.H

Những nhóm đồ quan trọng khi hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Nhóm đồ lương thực:

- Bánh mì, đồ hộp, thực phẩm ăn liền (cháo đóng hộp, xúc xích, thịt hộp, bánh quy dinh dưỡng…) có hạn sử dụng còn tối thiểu 1 tháng. Ưu tiên cơm nắm ăn trong ngày, bánh chưng, muối vừng...

- Nước uống đóng chai, sữa nước, nước bù điện giải, nước dinh dưỡng dạng bịch hoặc dạng hộp có ống hút,… Thực phẩm bổ sung các loại, cho người lớn và trẻ nhỏ: Vitamin tổng hợp, C sủi...

- Gạo chia bịch 5-10kg.

Để tránh việc mưa hoặc lũ có thể làm hỏng thực phẩm, một số đội cứu trợ đã sử dụng phương án phân chia thực phẩm thành các phần, đóng túi zip hoặc túi nilon, sau đó hút chân không để đảm bảo không chiếm diện tích và không bị ảnh hưởng bởi nước mưa, nước lũ.

Nhóm đồ dùng thiếu yếu:

- Áo phao dành cho người lớn và trẻ em.

- Sạc dự phòng, dây cáp sạc, đèn pin, đèn tích điện (hiện lực lượng cứu hộ rất cần những đồ này để phục vụ công tác tiếp cận và cứu nạn).

- Chăn, màn: chăn mỏng, chăn dày vừa vừa, màn,... còn sử dụng tốt.

- Giày dép, ủng: ủng nhựa/cao su; giầy dép còn sử dụng tốt.

- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: băng vệ sinh phụ nữ, bàn chải + kem đánh răng.

- Thùng nhựa kín, túi chống thấm các cỡ để đựng đồ.

chia thực phẩm thành các phần, đóng túi zip hoặc túi nilon, sau đó hút chân không để đảm bảo không chiếm diện tích và không bị ảnh hưởng bởi nước mưa, nước lũ.
Chia thực phẩm thành các phần, sau đó hút chân không để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi nước mưa, nước lũ. Ảnh minh họa

Phối hợp với chính quyền địa phương, không bơi liều qua nước chảy xiết

Lực lượng địa phương là đối tượng nắm rõ nhất tình hình hiện tại, các khu vực cần cứu trợ khẩn cấp, các khu vực nguy hiểm hoặc có nguy cơ nguy hiển, nhu cầu hiện tại của bà con vùng lũ… từ đó, công tác cứu trọ, cứu hộ có thể lập kế hoạch cụ thể và phân chia công việc một cách rõ ràng.

Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, công tác cứu trợ, cứu hộ cần đảm bảo yếu tố an toàn như: cập nhật liên tục tình hình thời tiết trước khi lên đường, trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như áo phao, giày ủng chống nước, các thiết bị y tế cá nhân. Đảm bảo giữ liên lạc giữa các tình nguyện viên trong đoàn.

Đồng thời khi cứu trợ, cứu hộ, cần đánh giá khách quan để đảm bảo hỗ trợ đúng nhu cầu, tránh lãng phí, phân bổ sai nguồn lực, ưu tiên những món đồ thiết yếu như thực phẩm, thuốc men.

Theo Trung tá Lê Quang Hiệp - Tiểu đoàn đặc công 409 (Bộ Tham mưu Quân khu 5), đi cứu hộ trong đêm, điều cần nhất là đi theo nhóm, không đi riêng lẻ. Những người cứu hộ cũng cần có loa và bộ đàm để thông báo cho bà con biết đang tới gần và kết nối, hỗ trợ nhau khi gặp tình huống nguy cấp.

Ngập ở đô thị nhà cửa nhiều lại nằm sâu trong hẻm hóc, trời tối khó quan sát nên phương tiện để tiếp cận từng nhà thuận lợi nhất không phải là ghe, thuyền mà là những chiếc phao tròn kết lại với nhau. Vì ghe, thuyền vướng víu, dễ va vào tường, cọc, mái, cây cối xung quanh. Khi tiếp cận các gia đình, người cứu hộ phải chú ý xem điện đã được cắt chưa, để ý mái tôn, kính vỡ vì rất nguy hiểm.

bất chấp, liều lĩnh bơi qua những vùng nước chảy xiết, không lường được độ sâu, lạ địa hình
Cứu hộ không nên liều lĩnh bơi qua những vùng nước chảy xiết, không lường được độ sâu, lạ địa hình. Ảnh minh họa

Những nhà ở gần có thể bơi tới, nhưng nhà ở xa, nước sâu, chảy xiết bắt buộc phải thả dây để người cứu hộ bơi vào. Có đoạn phải thả dây hàng trăm mét, vào an toàn rồi thì buộc dây đưa người dân ra. Phải buộc ở thắt lưng an toàn nhưng không quá chặt phòng khi nước xiết hoặc kéo dây khiến người dân bị thắt.

Theo Trung tá Lê Quang Hiệp, ai đi cứu hộ cũng đặt tính mạng người dân lên trên hết, cố gắng vượt qua mọi trở ngại, nguy hiểm để cứu được bà con. Tuy nhiên không đồng nghĩa với bất chấp, liều lĩnh bơi qua những vùng nước chảy xiết, không lường được độ sâu, lạ địa hình... vì rất dễ bị nước cuốn trôi.

Hàng trăm Thanh niên huyện Thường Tín ra quân hỗ trợ người dân ngập lụt
Hà Nội: tuổi trẻ Quốc Oai "đội mưa" chắn tràn trạm bơm, phòng chống ngập lụt
Vân Lê (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động