Thứ sáu 20/06/2025 18:20

Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc nức nở trước toà

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mặc dù nhiều lần Hội đồng xét xử (HĐXX) nhắc nhở, động viên bị cáo kiềm chế cảm xúc, tuy nhiên cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn vẫn nức nở, nói không tròn câu khi trả lời thẩm vấn.
Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc nức nở trước toà
Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn được cảnh sát dẫn giải đến phiên xử. Ảnh: Quỳnh An

Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương thừa nhận sai phạm

Chiều 12/5, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo khác, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái bước vào phần xét hỏi.

Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn của HĐXX Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận các sai phạm như cáo buộc đã nêu.

Tại tòa, bị cáo Huấn trình bày, Công ty Thái Dương được thành lập từ năm 2002. Khi thành lập, công ty có 3 cổ đông và duy trì đến năm 2023. Huấn là người đại diện pháp luật và điều hành công ty. Khi thành lập công ty có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng và đến năm 2023 tăng lên 350 tỷ đồng. Trong hơn 10 năm hoạt động, công ty đã nhiều lần thay đổi giấy phép kinh doanh nên bị cáo không nhớ rõ số lần đã thay đổi.

Bị cáo Huấn cũng trả lời, do Công ty Thái Dương có nhiều loại hình kinh doanh nên bị cáo cũng không nhớ rõ ngành nghề kinh doanh cụ thể, chỉ nhớ có hoạt động khai thác quặng, đất hiếm. Tương tự, tổng tài sản của công ty là bao nhiêu, bị cáo này cũng trả lời là không nhớ.

Bị cáo Huấn cho biết, quá trình khai thác đất hiếm, Công ty Thái Dương có 2 nhà máy đặt tại Yên Bái. Công ty Thái Dương được Bộ TN&MT cấp phép khai thác đất mỏ tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2013.

Bị cáo Huấn khẳng định không phải gặp ai để xin xỏ bởi lý do chưa có nhiều người biết đến đất hiếm nên ít đơn vị xin cấp phép. Cũng theo bị cáo Huấn, mặc dù giấy phép được cấp năm 2013, nhưng đến năm 2018 bị cáo mới xin được giấy phép xây dựng mỏ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Sau khi được cấp phép, bị cáo đã thực hiện các điều kiện kèm theo để được khai thác đất hiếm.

Trước toà, bị cáo Huấn phân trần, do nhận thức còn hạn chế nên chỉ nhận thức được việc khoáng sản sau khi khai thác không được xuất khẩu thô. Quá trình xét hỏi, bị cáo Huấn thừa nhận các sai phạm như cáo trạng đã nêu. Đặc biệt, bị cáo này còn liên tục khóc khi trả lời các câu hỏi của HĐXX.

"Không biết trong các cuộc họp ở công ty, bị cáo có uỷ mị thế này không" - thẩm phán Trần Nam Hà thắc mắc khi chứng kiến 10 phút nức nở của cựu chủ tịch Công ty Thái Dương.

Cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương khóc nức nở trước toà
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc đến phiên tòa sáng nay. Ảnh: Q.A

Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, việc truy tố mình là “có cơ sở”

Trả lời HĐXX, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, việc truy tố mình là “có cơ sở”.

Trả lời câu hỏi của HĐXX về sai phạm của mình, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc khẳng định, nếu Công ty Thái Dương thực hiện đầy đủ như các quy định của giấy phép thì đã không có sai phạm, và không chịu hậu quả đau xót như ngày hôm nay. Bị cáo này khẳng định không có ai tác động để cấp giấy phép và trước đó, cựu Thứ trưởng cũng không hề biết bị cáo Đoàn Văn Huấn.

Quá trình cấp phép, bị cáo Ngọc thừa nhận khi ký giấy phép thì hồ sơ chưa phù hợp với Luật Khoáng sản nhưng phù hợp với Chỉ thị 02 của Chính phủ và Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị.

“Việc truy tố là có cơ sở, so sánh quy định pháp luật thời điểm đó thì cấp phép là sai rồi” - cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc nói.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, bị cáo Đoàn Văn Huấn trong vai trò lãnh đạo Công ty Thái Dương đã tổ chức, chỉ đạo khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú (Yên Bái) trong thời gian từ năm 2019 đến 2023.

Số khoáng sản bị khai thác trái phép có tổng giá trị hơn 860 tỷ đồng; trong đó, Huấn cùng đồng phạm đã tiêu thụ được số quặng trị giá hơn 760 tỷ đồng. Huấn còn chỉ đạo lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.

Cơ quan tố tụng xác định năm 2012, Bộ TN&MT có quyết định giao Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc được chỉ đạo, giải quyết lĩnh vực địa chất, khoáng sản và phụ trách Tổng cục Địa chất và Khoáng sản - là đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Công ty Thái Dương đã lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm gồm Nhà máy thủy luyện để chế biến ô xít đất hiếm tại Yên Bái và Nhà máy chiết tách, chế biến ô xít đất hiếm tại Đình Vũ (Hải Phòng).

Ngày 14/12/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Yên Bái thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: "Đồng ý về nguyên tắc việc khai thác, chế biến quặng đất hiếm Yên Phú với điều kiện: quặng đất hiếm phải chế biến sâu, không xuất khẩu quặng thô và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoáng sản; không chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân nước ngoài".

Nhận văn bản đó, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản hoàn thiện hồ sơ cấp phép cho Công ty Thái Dương.

Tại thời điểm này, dự án đã thay đổi cả về quy mô và tính chất; không chỉ có dự án khai thác, tuyển quặng như khi xin cấp phép năm 2011 mà bao gồm cả 3 dự án không thể tách rời, gồm: dự án khai thác, tuyển quặng; dự án Nhà máy thủy luyện Yên Bái và dự án Nhà máy chiết tách Hải Phòng.

Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp phép của Công ty Thái Dương chỉ có Giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp năm 2011 (hết hạn năm 2012) nhưng chưa được gia hạn hoặc cấp mới; không có Giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy thủy luyện Yên Bái và Nhà máy chiết tách Hải Phòng.

Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương không đảm bảo tỷ lệ bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (chỉ có 200 tỷ đồng còn tổng mức đầu tư hơn 1.950 tỷ đồng); việc này vi phạm Luật Khoáng sản.

Tuy nhiên, nhóm cán bộ tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản vẫn sử dụng kết quả thẩm định cũ từ năm 2011 để trình hồ sơ. Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc khi đọc và nghiên cứu hồ sơ, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ký chấp nhận cấp giấy phép vào năm 2013.

Hành vi của nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ TN&MT như trên góp phần giúp Đoàn Văn Huấn tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt có tổng trị giá 736 tỷ đồng.

Chủ quán karaoke Hoàng Gia hầu tòa với 6 tội danh Chủ quán karaoke Hoàng Gia hầu tòa với 6 tội danh
Đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với công việc của ITLOS Đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với công việc của ITLOS
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bí mật bất ngờ trong thùng container ở Quảng Ninh lúc nửa đêm

Bí mật bất ngờ trong thùng container ở Quảng Ninh lúc nửa đêm

Ngày 20/6, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Công an phường Bãi Cháy (TP Hạ Long) đã bắt quả tang tụ điểm đánh bạc trong thùng container.
Bắt đối tượng sát hại chủ tiệm tạp hóa sau hơn 5 giờ truy xét

Bắt đối tượng sát hại chủ tiệm tạp hóa sau hơn 5 giờ truy xét

Ngày 20/6, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, các lực lượng chức năng đã truy bắt nhanh đối tượng giết người, cướp tài sản.
Lý do Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công ty Cổ phần Z Holding bị khởi tố, bắt tạm giam

Lý do Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công ty Cổ phần Z Holding bị khởi tố, bắt tạm giam

Ngày 20/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều đối tượng về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm".
Hậu “pháo” hầu tòa cùng 9 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh

Hậu “pháo” hầu tòa cùng 9 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh

Ngày 24/6, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cựu Bí thư Tỉnh ủy của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi và 36 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn).
Cựu Phó Vụ trưởng Nguyễn Lộc An nhận 11 năm tù

Cựu Phó Vụ trưởng Nguyễn Lộc An nhận 11 năm tù

Chiều 29/5, HĐXX của TAND TP Hà Nội đã tuyên mức án 11 năm tù đối với cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, Nguyễn Lộc An về tội "Nhận hối lộ"; tổng hợp với bản án 4 năm tù ở vụ án trước đó, bị cáo An phải chấp hành hình phạt 15 năm tù.
Cựu vụ phó Nguyễn Lộc An bị đề nghị 12 - 13 năm tù

Cựu vụ phó Nguyễn Lộc An bị đề nghị 12 - 13 năm tù

Chiều 28/5, HĐXX của TAND TP Hà Nội kết thúc phần tranh luận phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Lộc An, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
Làm rõ vụ việc hàng chục thanh niên gây rối trong đêm và cướp tài sản ở Thanh Xuân

Làm rõ vụ việc hàng chục thanh niên gây rối trong đêm và cướp tài sản ở Thanh Xuân

Phát hiện nhóm thanh niên mang hung khí gây rối trật tự công cộng, lực lượng 141 Công an TP Hà Nội đã bắt giữ và bàn giao cho công an sở tại. Cơ quan Công an làm rõ 2 vụ cướp tài sản liên quan, tạm giữ hàng chục đối tượng…
Lực lượng 141 tiếp tục hoạt động chuyên sâu, linh hoạt và hiệu quả

Lực lượng 141 tiếp tục hoạt động chuyên sâu, linh hoạt và hiệu quả

Sau 5 tháng hoạt động, từ ngày 10/12/2024 đến 10/5/2025, 54 Tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động