Trước đó, và nhất là từ năm 1969 – 2002, là biên tập văn xuôi, đảm nhiệm các chương trình: “Đọc chuyện đêm khuya, Trang Văn nghệ đầu tuần, Trang Văn học nước ngoài…” của Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Văn Nghệ luôn được chúng tôi chờ đón, tìm đọc. Không chỉ vì tuần báo có các sáng tác, trang viết phù hợp với yêu cầu tuyên truyền để chúng tôi tận dụng và đưa lên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam mà còn vì sự phong phú, đa dạng, đặc biệt có chất lượng về văn học, nghệ thuật. Những năm tháng ấy tuần báo Văn Nghệ giá trị và sang trọng lắm. Được xuất hiện ở đó dù là bất kỳ thể loại, trang viết ngắn, dài, đều là niềm thôi thúc, thậm chí mơ ước, vinh dự, trách nhiệm của mỗi tác giả, nhất là với các cây bút trẻ.

Muốn trích thì giở sách ra
Tin vào trí nhớ thà là để nguyên
Bởi chưng nhớ nhớ quên quên
Mới xui Luận Ngữ dính liền Đường Thi!
Trách người bình luận tào lao
Một lời là một vận vào khó nghe
Cứ trong bài báo mà suy
Truyện Kiều thôi có ra gì nữa đây!
Trần Xuân là một trong những tác giả đó. Chẳng những thế anh còn xuất hiện đều đặn ở mục “Dọn Vườn Văn” (sau gọi tắt là Dọn Vườn). Chuyên mục này có nhiều người tham gia, nhưng tôi vẫn thích đọc những bài của Duy Nghĩa tức Trần Xuân bởi anh “bắt” lỗi rất trúng (phần lớn là lỗi kiến thức) rồi đưa ra những đối chiếu chứng minh cụ thể, biện luận chặt chẽ. Nhưng cái hấp dẫn của Trần Xuân chính là lối viết mềm mỏng, từ tốn, hóm hỉnh; khi cần giễu cợt thì nhẹ nhàng nhưng cũng thâm thuý. Như khi có tác giả đem bốn câu của Khổng Tử (551 – 479 TCN) ghép bừa vào một câu của Đỗ Phủ (712 – 770) liền bị Trần Xuân “dọn”: “Đoạn văn trên 80% là của Khổng Tử, còn 20% của Đỗ Phủ. Ai cũng biết Khổng Tử ra đời trước Đỗ Phủ 1161 năm thì chắc rằng hai cụ không có cơ hội liên hệ với nhau chặt chẽ như vậy”. Và dưới bài là mấy vần thơ phảng phất phong cách Bút Tre: Nếu ta theo dõi những bài “Dọn Vườn” của Trần Xuân xuất hiện đều đặn trên tuần báo Văn Nghệ hàng chục năm qua, ta sẽ dễ dàng nhận ra anh là người chịu đọc mà đọc nhiều thể loại khác nhau, lại có trí nhớ tuyệt vời. Như trong một bài bình giảng đoạn gia biến trong “Truyện Kiều”, một vị GS nọ viết: “…Còn Vương Quan, trong lúc bọn sai nha đánh đập ông bố đáng lẽ phải nhảy ra chịu đòn thay rồi sau đó vùng vẫy thế nào, kêu oan nơi này, nơi khác…” Lập tức bị Trần Xuân đem văn bản “Truyện Kiều” ra đối chiếu và thẳng tay dọn: “Hai cha con (Vương Ông, Vương Quan) lúc ấy bị đóng gông đôi “Già giang một lão một trai”, và bị dùng chão trói nghiễn vào nhau “Một dây vô loại buộc hai thâm tình”. Trong tình cảnh ấy dẫu Vương Quan muốn cựa còn khó, nói chi “Vùng vẫy… kêu oan nơi này, nơi khác”. Và dưới bài viết anh hạ bốn câu lục bát rất… Kiều:Nếu chỉ thông hiểu về mặt văn học rồi “dọn” những cái sai về viết, nói, trích dẫn, dịch thuật cũng đã là việc làm hữu ích. Thế nhưng trong nhiều bài “Dọn Vườn”, Trần Xuân còn vượt ra ngoài ranh giới ấy, vận dụng khả năng kiến thức tổng hợp để điều chỉnh những nhầm sót, sai phạm trong loại sách khoa học và sách công cụ mà chủ yếu là sách giáo khoa và từ điển. Như cuốn “Thuốc lá và sức khỏe” là công trình nghiên cứu do một số cán bộ đầu ngành của Bộ Y tế xuất bản năm 1996 mắc rất nhiều lỗi như nói sai niên đại và tên người đưa giống thuốc về trồng ở châu Âu; nói sai niên đại và tên người chiết xuất ra chất Nicotine trong thuốc lá. Hoặc trong “Đại từ điển tiếng Việt” do tập thể GS, TS thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo và Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam phát hành năm 1998, khổ 19x27, dày ngót 2.000 trang, được Trần Xuân lúi húi đọc và nhặt ra hàng trăm lỗi đủ kiểu: Lỗi chính tả, lỗi dịch sai, lỗi phiên âm sai, lỗi định nghĩa sai… Anh viết tất cả 4 bài đăng ở các báo Văn Nghệ, Người Hà Nội, Thể Thao Văn Hoá, Giáo dục - Thời đại.Trần Xuân biết chữ Hán và thông thạo tiếng Pháp, đó là lợi thế giúp anh phát hiện ra những cái sai ở các ấn phẩm in bằng hai loại ngôn ngữ này. Như một số cuốn sách giáo khoa dùng cho các trường chuyên Pháp được anh phát hiện soạn sai rồi kiên nhẫn nhặt ra những hạt sạn to tướng. Ví như cuốn sách giáo khoa dành cho lớp 4 chuyên Pháp “Ici au Vietnam, Apprentissages du francais et an francais – 4eannée” của Bộ Giáo dục – Đào tạo in là (dịch): Lấy hội nghị chia cho đường kính bằng Pi. Nghĩa là họ nhầm chữ Circonférence là chu vi sang chữ Conférence là hội nghị! Cũng trong bài viết ấy, Trần Xuân chạy một cái tiểu đề mục “Tự ý vẽ lại bản đồ Việt Nam” để phê phán nhóm biên soạn nọ liều lĩnh khẳng định vị trí địa lý Việt Nam “à l’Ouest de la Chine” nghĩa là ở… phía Tây Trung Quốc! Rồi anh chốt bằng bài tứ tuyệt:
Giáo khoa là sách dạy làm người
Đáng lý mười phân phải vẹn mười
Tiếng Việt sai nhiều chưa kịp sửa
Giờ thì lại cả tiếng Tây sai!
Hà Nội, tháng 4 – 2013
Chính Nhân
Trần Xuân cũng dọn một số bài thơ Đường của một số dịch giả. Những góp ý, phân tích của anh rất thuyết phục. Anh còn có công lớn trong việc trả lại những câu thơ, bài thơ lạc địa chỉ về đúng chủ nhân của nó; như có người lầm bài ca trù của Trần Lê Kỷ là thơ Nguyễn Khuyến; bài Đường luật tám câu vịnh cầu Hàm Rồng là của bà Án Cao Ngọc Anh bị một soạn giả chép nhầm vào thơ Hồ Xuân Hương; câu Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân của Đỗ Phủ bị một nhà sưu tầm gán cho Tản Đà… “Chữ xuôi, nghĩa ngược” là cuốn sách có thể đọc nhảy cóc, đọc giữa đọc ra hoặc đọc từ dưới đọc lên; những mảnh vườn được dọn thường khác nhau nhưng phong cách, bút pháp vẫn vậy, vẫn cái giọng thủ thỉ trào lộng rất hóm hỉnh. Thật không nhịn được cười khi đọc vào những bài Quân tử có thương thời cứ để…, Nhập nhèm sử địa, Sách đọc nổi da gà, Chớ lẫn chiến cụ với nhạc cụ… Theo tôi được biết thì bản thảo “Chữ xuôi, nghĩa ngược” được nhà thơ Hữu Thỉnh vui vẻ tiếp nhận rồi chuyển sang NXB Hội Nhà Văn. Tại đây, bản thảo được nhà văn Tạ Duy Anh biên tập, Giám đốc Phạm Trung Đỉnh, phó Giám đốc Trần Quang Quý đọc, tâm đắc và nhanh chóng cấp giấy phép xuất bản.“Chữ xuôi, nghĩa ngược” là cuốn sách bổ ích và lý thú không chỉ đối với học sinh, sinh viên, thầy cô giáo và bộ phận độc giả yêu văn học. Thiết nghĩ những người đang làm việc trong ngành thông tấn, báo chí, xuất bản và có thể các nhà văn, nhà báo, đặc biệt các biên tập viên cũng dễ dàng tìm thấy ở cuốn sách này sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Hẳn là thế. Bởi cùng với “Chữ xuôi, nghĩa ngược” Trần Xuân đã là tác giả của nhiều tập sách ở nhiều thể loại. Không chỉ là cộng tác viên ruột của tờ Văn Nghệ, Trần Xuân còn thường xuyên viết cho… 54 tờ báo và tạp chí khắp ba miền Trung – Nam - Bắc, trong đó có tờ Le Courrier du Vietnam bằng tiếng Pháp.Chỉ tiếc, thậm chí rất tiếc, một cuốn sách như “Chữ xuôi, nghĩa ngược” với những công phu, tâm huyết của tác giả đáng lẽ phải không có những lỗi do khâu sửa bông dẫu chỉ là thi thoảng, dẫu người đọc có thể tất, nhưng cũng là điều không thể.Dẫu vậy, “Chữ xuôi, nghĩa ngược” vẫn là một cuốn sách đáng đọc. Trong điều kiện “văn hóa đọc” chẳng những bị cạnh tranh mà còn không giữ được sự độc tôn như trước đây, thậm chí ngày một mất giá.