Thứ hai 25/11/2024 10:43

Công tác tuyên truyền pháp luật cần đi vào thực chất

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
 “Công tác tuyên truyền các dự án luật đến người dân cần thực chất, có cách làm hiệu quả hơn để người dân hiểu đúng, tạo sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân” - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra.

“Quá trình tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri hỏi tôi về 2 dự án Luật: Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng một cách sai lệch rằng, Luật An ninh mạng ra đời là cấm người dân không được dùng mạng xã hội hay việc ban hành Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là bán đất, ‘nhượng quyền’ cho nước khác sao?

Khi được giải thích cặn kẽ thì người dân mới vỡ lẽ, rằng hiểu nghe thông tin như thế là không đúng”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình xây dựng luật, ngay từ đầu phải lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động một cách kỹ càng, thực chất. Người chịu sự tác động nói lên ý kiến của mình, tạo sự đồng thuận. Điều này có vai trò của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội… để người dân hiểu đúng nhất tinh thần cốt lõi của dự án luật, tránh sự hiểu nhầm như vừa qua đối với dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…

cong tac tuyen truyen phap luat can di vao thuc chat
Công tác tuyên truyền các dự án luật đến người dân cần thực chất, có cách làm hiệu quả hơn để người dân hiểu đúng, tạo sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân. Ảnh minh họa

Cũng tại Hội nghị, góp ý về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ nay đến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, số lượng luật dự kiến ban hành đến năm 2020 quá nhiều (43 dự án luật). Chưa nói những dự án luật đang dự kiến sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu cuộc sống. “Nên hạn chế số lượng ban hành luật, chỉ 15 luật một năm là được, mỗi bộ ngành tối đa mỗi năm chỉ làm 2 dự án luật thôi”, Bộ trưởng Lê Thành Long đề xuất. Bộ trưởng cũng thông tin, vừa qua, Bộ Tư pháp thẩm định 2 dự án luật và không nhất trí trình Chính phủ do chưa bảo đảm chất lượng.

Đồng tình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông chu Lưu cho rằng “Làm ít luật mà tốt còn hơn làm nhiều mà không bảo đảm chất lượng”. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, khi chúng ta tuân thủ nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì bảo đảm được chất lượng, số lượng, yêu cầu của các dự án luật đã đặt ra.

Nguyên An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động