Thứ bảy 20/04/2024 19:07

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” được tổ chức sáng ngày 12/5/2022 với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen.
Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
Toàn cảnh DIễn đàn Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023

Dấu hiệu phục hồi, khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam

Sáng 12/5/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp.

Diễn đàn nhằm kết nối các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chia sẻ góc nhìn, bình luận, dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023 và triển vọng tăng trưởng của các ngành kinh tế chính. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có hồi kết và cuộc xung đột Nga - Ukraine ngày một căng thẳng, tạo nên những thay đổi lớn về cơ hội và thách thức phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của Việt Nam. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, tuy nhiên khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn.

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Duy Linh)

Cụ thể, tại Nghị quyết số 01, Chính phủ đặt ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.900 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25,5 - 25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Tại Nghị quyết số 11, Chính phủ đặt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 với tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, 4 tháng đầu năm 2022, dù tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.

Cũng trong quý I/2022, Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, hơn 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021, cũng là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm là 49.591, cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước cho đến nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,92 tỷ USD, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra một số dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Trong khi Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, bên cạnh những dự báo lạc quan, cần nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày cảng lớn khi đại dịch COVID-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động lớn. Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chững lại trong khi kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Trong tình cảnh đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023 có thể ở mức 4 - 4,5%

Dự báo về lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2022 vào khoảng 4 - 4,5%. Bên cạnh đó, với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao năm 2023 so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5 - 5,5%.

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dự báo bức tranh lạm phát Việt Nam năm 2022 - 2023.

Cũng theo TS. Nguyễn Bích Lâm, ngay khi đại dịch được kiểm soát, các quốc gia đã thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ với gói kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm phục hồi, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo năm 2019 (năm trước đại dịch). Tuy nhiên các yếu tố về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu.

Về bức tranh lạm phát, các tổ chức quốc tế như IMF dự báo lạm phát Việt Nam tăng 3,9% năm 2022, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên đến 5,5% trong năm 2023.

Để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp. Tại Diễn đàn, TS. Nguyễn Bích Lâm đề xuất 8 giải pháp để lạm phát Việt Nam cả giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 4%.

Giải pháp thứ nhất là, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Hai là, cần đa dạng hóa nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, cần có dự báo, dự trữ xăng dầu, trong đó phải dự trữ bằng hàng, chứ không phải bằng tiền, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ.

Năm là, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa.

Sáu là, đối với xăng dầu, Bộ Công Thương cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Bộ Tài chính cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí.

Bảy là, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục.

Tám là, các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai gây ra.

Cũng tại Diễn đàn, ông Francois Painchaud, Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khoá, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của COVID-19, đặc biệt Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung.

Tuy nhiên, theo ông Francois Painchaud, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Theo đó, rủi ro đối với tăng trưởng nghiêng về tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát.

Đại diện thường trú của IMF kiến nghị, chính sách tài khoá nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực. Ông cũng kiến nghị Việt Nam cần hiện đại hoá chính sách tiền tệ và cần chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.

Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2022
Hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội
Tập trung rà soát, hoàn thiện danh mục dự án phục hồi và phát triển KTXH
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thông tin gạo thơm ST24, ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu là không chính xác

Thông tin gạo thơm ST24, ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu là không chính xác

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin mà một số cơ quan báo chí trong nước đăng tải về việc gạo thơm ST24 và ST25 được ưu đãi thuế xuất khẩu vào thị trường EU là không chính xác.
Công ty WPP bị phạt do đặt quảng cáo trong phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

Công ty WPP bị phạt do đặt quảng cáo trong phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp

Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Phát hiện nhiều vi phạm tại các hộ kinh doanh vàng ở TP Hồ Chí Minh

Phát hiện nhiều vi phạm tại các hộ kinh doanh vàng ở TP Hồ Chí Minh

Các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh vừa thực hiện kiểm tra đột xuất một số các đơn vị kinh doanh vàng, phát hiện số lượng lớn trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán, không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu. Trị giá hàng hóa gần 500 triệu đồng.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 20/4/2024 - XSMB 20/4/2024 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 20/4/2024 - XSMB 20/4/2024 - XSMB

XSMB 20/4/2024. KQXSMB 20/4/2024. XSMB 20/4. KQXSMB 20/4. Xổ số miền Bắc hôm nay 20/4/2024. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 20/4/2024.
Ngày 22/4, gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu

Ngày 22/4, gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu

16.800 lượng vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) tổ chức đấu thầu vào ngày 22/4, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng - thấp hơn mức giá thị trường khoảng 2 triệu.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: giá dầu thế giới quay đầu trượt dốc

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: giá dầu thế giới quay đầu trượt dốc

Giá dầu thô WTI giảm về 82,146 USD/thùng, tương đương giảm 0,71; giá dầu Brent giảm về 86,354 USD/thùng, tương đương giảm 0,87% so với phiên giao dịch trước đó.
Nhu cầu nhà ở tại Hà Nội tiếp tục bị dồn nén

Nhu cầu nhà ở tại Hà Nội tiếp tục bị dồn nén

Chuyển biến trong tâm lý người mua được ghi nhận, dòng sản phẩm căn hộ đối với các đô thị lớn hiện được xem là một tài sản thay vì quan điểm “tiêu sản” như trước kia.
Thị trường bất động sản Hà Nội: dự báo trong thời gian tới

Thị trường bất động sản Hà Nội: dự báo trong thời gian tới

Thị trường bất động sản nhà ở tại Hà Nội vẫn ghi nhận từ việc mất cân bằng giữa nguồn cung - cầu, đặc biệt là nhà ở bình dân. Nguồn cung thị trường bất động sản Hà Nội căn hộ sẽ chứng kiến đà tăng, góp phần giải quyết “cơn khát” nhà ở trong thời gian tới.
Hé lộ khoản đầu tư khủng của Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia đầu tiên tại Việt Nam

Hé lộ khoản đầu tư khủng của Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia đầu tiên tại Việt Nam

Để chào đón những “siêu phẩm triệu đô” về với Vinhomes Royal Island, chủ đầu tư đã đầu tư mạnh tay hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất chăm sóc, huấn luyện đẳng cấp quốc tế tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia. Đây cũng là một trong những đặc quyền hiếm có trong bộ sưu tập tiện ích thượng lưu dành riêng cho cư dân Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Thị trường chứng khoán 19/4: áp lực lớn từ nhóm vốn hóa lớn, VN-Index lao dốc mạnh

Thị trường chứng khoán 19/4: áp lực lớn từ nhóm vốn hóa lớn, VN-Index lao dốc mạnh

Áp lực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã khiến thị trường lao dốc. VN-Index nối dài đà giảm điểm so với đầu phiên. Kết phiên phiên giao dịch ngày cuối tuần (19/4), VN-Index giảm 18,16 điểm, về mức 1.174,85 điểm. VN30-Index giảm 16,71 điểm, dừng lại ở mức 1.194,03 điểm. HNX-Index giảm 5,4 điểm, giao dịch quanh mức 220 điểm.
Thị trường chứng khoán 17/4: phe bán giành phần thắng, VN-Index giảm hơn 22 điểm

Thị trường chứng khoán 17/4: phe bán giành phần thắng, VN-Index giảm hơn 22 điểm

VN-Index mở phiên sáng nay tăng nhẹ, lên mức 1,216,65 điểm. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index giảm 22,67 điểm, giao dịch quanh mức 1.193 điểm; HNX-Index giảm 2,63 điểm, giao dịch quanh mức 226 điểm.
Thị trường chứng khoán 16/4: công nghệ thông tin, ngân hàng và dịch vụ tư vấn dẫn dắt thị trường

Thị trường chứng khoán 16/4: công nghệ thông tin, ngân hàng và dịch vụ tư vấn dẫn dắt thị trường

Kết phiên giao dịch hôm nay (16/4), VN-Index giảm 0,93 điểm, giao dịch quanh mức 1.215 điểm. HNX-Index giảm 0,88 điểm, giao dịch quanh mức 228 điểm.
Do lỗi ắc quy, Ford triệu hồi 450.000 xe SUV và bán tải

Do lỗi ắc quy, Ford triệu hồi 450.000 xe SUV và bán tải

450.000 chiếc SUV và bán tải Bronco Sport, Maverick đã được Ford triệu hồi do lỗi ắc quy khiến xe không thể khởi động lại.
Hàng loạt tính năng mới có trên iOS 17.5 beta 2

Hàng loạt tính năng mới có trên iOS 17.5 beta 2

Apple vừa phát hành bản thử nghiệm thứ hai của iOS 17.5 cho các nhà phát triển, mang đến nhiều tính năng mới hấp dẫn. Vậy những thay đổi này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với người dùng iPhone?
Huyndai Stargazer X chính thức được "trình làng" tại Việt Nam

Huyndai Stargazer X chính thức được "trình làng" tại Việt Nam

Hyundai Stargazer X đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam, hứa hẹn mang lại một sự lựa chọn mới mẻ và hấp dẫn trong phân khúc xe MPV.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động