Chủ nhật 15/09/2024 09:13

Chuyên gia kiến nghị xem xét giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành đồ uống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Đối với ngành đồ uống, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của đề xuất điều chỉnh của luật.
Chuyên gia kiến nghị xem xét giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia
Quảng cảnh hội thảo.

Với đề xuất: (i) tăng thuế suất theo lộ trình tăng liên tục hàng năm đến năm 2030 đối với mặt hàng rượu, bia và (ii) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Tình hình kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam 2020-2024, ghi nhận phục hồi không đồng đều

Để tiếp tục ghi nhận và phản ánh các ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các đối tượng chịu tác động trực tiếp, gián tiếp, v.v nhằm đóng góp hoàn thiện dự thảo Luật. Ngày 8/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo “Dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi) và ngành đồ uống”.

Khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, thực hiện Nghị quyết 129/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, vào tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025.

Chuyên gia kiến nghị xem xét giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA cho biết, ngành đồ uống có vai trò kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước khoảng gần 60 nghìn tỷ/năm và luôn đứng ở vị trí những doanh nghiệp đóng góp ngân sách nhất nhì địa phương, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái công nghiệp hướng tới một ngành đồ uống trách nhiệm và phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.

Trong mấy năm trở lại đây, ngành đã gặp rất nhiều khó khăn do Covid-19, các cuộc xung đột trên thế giới, các chính sách quản lý hạn chế,... các doanh nghiệp đã cố gắng tìm mọi cách để vượt qua khó khăn bằng nhiều giải pháp để tăng sức chống chịu, ổn định sản xuất, giữ công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn đang rất khó khăn, theo ghi nhận các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,... của các doanh nghiệp trong ngành đều giảm sút từ một tới hai con số kéo theo đó là cả các hệ thống thương mại, nhà hàng, dịch vụ, vận tải, chuỗi cung ứng đầu vào… đều bị ảnh hưởng.

Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV phân tíc, tình hình kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam 2020-2024, ghi nhận phục hồi không đồng đều, hành vi tiêu dùng, lối sống thay đổi, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, ngành đồ uống lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm (năm 2021 giảm 12%, năm 2022 giảm 6%, năm 2023 ước giảm 10-12% so với năm trước). Với tác động của luật thuế TTĐB sửa đổi có thể tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong ngắn hạn, nhưng trong trung - dài hạn sẽ làm giảm sức cầu tiêu dùng, giảm doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó giảm thu thuế VAT và thuế TNDN… Như vậy, tổng hòa về việc tăng hay giảm thu thuế là chưa rõ? Cần đánh giá tác động một cách thấu đáo và toàn diện, để từ đó lựa chọn hướng sửa đổi phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế của Việt Nam.

Lần sửa đổi thuế TTĐB gần nhất là vào năm 2014 theo đó, thuế suất các sản phẩm đồ uống có cồn đã tăng liên tục trong 3 năm 2016-2018. Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), việc điều chỉnh tăng thuế suất các mặt hàng rượu bia trong thời gian tới là cần thiết và phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên cần hướng đến chính sách thuế TTĐB hài hòa các mục tiêu và phù hợp bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế TTĐB cao, liên tục có thể không mang lại hiệu quả cao như mục tiêu của thuế TTĐB đề ra. Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, có thể hạn chế sản xuất rượu bia, tuy nhiên chưa hẳn đã đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu bia do thực tế việc tăng thuế cao có thể dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập phân khúc cao chuyển sang uốngrượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp có nhiều khả năng chuyển cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách dân tự nấu rượu, tự pha chế, không nộp thuế TTĐB, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Theo đó mục tiêu hạn chế tiêu dùng, đảo bảo sức khỏe cộng đồng khó thức hiện. Cân nhắc nghiên cứu kỹ thêm tác động tăng thuế nhanh, cao theo dự Luật đến thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, sức khỏe cộng đồng. Xem xét phương án giãn thời gian tăng thuế suất có lộ trình để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn. Ví dụ năm đầu tăng thuế suất 5%, các năm tiếp theo thuế suất sẽ tăng theo lộ trình vài năm thay vì 1 năm. Khi có chính sách hợp lý thì sẽ hài hòa hơn các mục tiêu đặt ra của thuế TTĐB, tăng thuế không quá đột ngột và có lộ trình để các tổ chức kinh doanh có thời gian chuyển đổi, không ảnh hưởng quá lớn đến các doanh nghiệp sản xuất , kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống, đến thị trường và người lao động trong chuỗi cung ứng liên hoàn này.

Chuyên gia kiến nghị xem xét giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia
Khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn (phải) - Phó Tổng thư ký, kiêm Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, thực hiện Nghị quyết 129/2024/QH15 của Quốc hội, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, vào tháng 10/2024 và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, tháng 5/2025

Nguyên tắc của việc đánh thuế là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế

Theo PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, nguyên tắc của việc đánh thuế là cần đảm bảo cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Theo các chuyên gia, nguyên tắc quan trọng này đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khó khăn. Thực hiện nguyên tắc này, nhà nước sẽ không tạo ra những cú sốc tăng thuế cho doanh nghiệp, xã hội, cho người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không được đảm bảo; nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng… Với tỷ lệ tăng quá cao và tiến độ tăng thuế liên tục hàng năm trong các phương án do Bộ Tài chính đề xuất hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng nặng nề, hậu quả là Chính phủ sẽ thất thu thuế. Do đó cần xem xét cân nhắc kỹ việc tăng thuế trong bối cảnh kinh tế hiện tại của Việt Nam tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp, mà vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN.

Chuyên gia kiến nghị xem xét giãn tiến độ và giảm mức tăng thuế suất đối với ngành rượu, bia
Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và đang lấy ý kiến rộng rãi với nhiều sửa đổi quan trọng. Đối với ngành đồ uống, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ mặt hàng, dịch vụ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của đề xuất điều chỉnh của luật

Chuyên gia Bùi Thị Việt Lâm - đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam chia sẻ cũng giống như các quốc gia trên thế giới, sắc thế này không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách (đóng góp trung bình khoảng 1-3% vào GDP), giúp đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà còn định hướng sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồ uống có cồn trên thế giới được đánh thuế theo các phương pháp khác nhau, khi so sách thuế TTĐB ở các quốc gia trên thế giới có thể thấy việc so sánh mức thuế cao thấp giữa các quốc gia là rất khó, tỉ trọng trên giá bán lẻ lại còn khó hơn vì thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn rất khác nhau ở các quốc gia, tùy thuộc rất nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội, thu nhập người dân, các chính sách quản lý, độ tuổi cho phép uống rượu bia, thuế nhập khẩu, các sản phẩm phi chính thức v.v. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà các quốc gia lựa chọn phù hợp: dễ áp dụng, hiệu quả, đạt được mục tiêu. Một trong những yêu tố cần lưu ý khi tăng thuế là tình trạng rượu bia bất hợp pháp trên thế giới, khu vực và các nước gần với Việt Nam đã gây thất thu thu ngân sách, rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hợp pháp, coi thường pháp luật v.v đã và đang cần sự chung tay phối hợp của các quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực ASEAN. Thực tế cho thấy tăng thuế sẽ làm tăng thêm khoảng cách lợi ích giữa sản phẩm chính thức và bất hợp pháp, từ đó tạo động lực buôn lậu phát triển, chính vì vậy, Bà Bùi Thị Việt Lâm kiến nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng việc tăng thuế cao gây sốc thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, kinh tế, xã hội và có nguy cơ gia tăng sản phẩm bất hợp pháp.

Liên quan tới vấn nạn rượu bia bất hợp pháp tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục quản lý thị trường) chia sẻ các thông tin về thực trạng rượu bia bất hợp pháp, nguyên nhân và các giải pháp. Ông Nguyễn Đức Lê cho biết, hiện 63% lượng rượu tiêu thụ ở Việt Nam (chủ yếu là rượu thủ công do dân tự nấu, rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ v.v) vẫn chưa được quản lý. Tình trạng này không những gây lo ngại về sức khỏe người sử dụng mà còn gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, tạo gánh nặng cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã kiểm tra xử lý 153 vụ liên quan đến mặt hàng rượu với số tiền xử phạt 1,5 tỉ đồng và 38 vụ liên quan đến mặt hàng bia với số tiền xử phạt 587 triệu đồng. Đây thực sự là con số rất nhỏ so với thực tế. Qua phân tích, ông Nguyễn Đức Lê cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự chênh lệch lớn giữa rượu bia hợp pháp và bất hợp pháp như thuế, chi phí tuân thủ cao, sự chấp nhận các sản phẩm bất hợp pháp của người tiêu dùng do thu nhập thấp, nhận thức kém, thông tin không rõ ràng, bị hấp dẫn do quảng cáo, xu hướng sính hàng ngoại xách tay, thực thi pháp luật còn yếu, lực lượng kiểm tra giám sát còn mỏng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan...

TS Nguyễn Quốc Việt - Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, với 2 phương án đề xuất của Bộ Tài chính chưa rõ khả tăng nguồn thu bền vững cho NSNN trong bối cảnh xem xét chung với tỷ trọng các nguồn thu thuế khác như thuế VAT, thuế TNDN và thuế TNCN,… Cần đánh giá toàn diện hơn và có bằng chứng cụ thể cả tiêu cực khi tăng thuế đến kinh tế - xã hội, qua đó cơ sở đảm bảo tăng thu ngân sách được bền vững. Trong điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước Covid-19 và đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước – doanh nghiệp – người tiêu dùng, cần xác định mức thuế suất tạm thời để theo dõi mức độ đạt được kết quả phù hợp mục tiêu và các yếu tố liên quan. Nếu chưa rõ mọi tác động tổng thể toàn diện như yêu cầu phân tích RIA trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ tăng thuế suất 1 lần vào 2026 rồi giãn cách 2 - 3 năm để có thời gian xem xét các mục tiêu lẫn tác động khác nhau.

Bộ Tài chính có ý kiến về việc Heineken đề xuất thuế hỗn hợp với bia Bộ Tài chính có ý kiến về việc Heineken đề xuất thuế hỗn hợp với bia
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngân hàng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng mùa lũ

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng mùa lũ

Nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt giảm và ưu đãi lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, lũ quét và sạt lở đất…
SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

SeABank (HOSE: SSB) đã ủng hộ 3 tỷ đồng nhằm chung tay tiếp sức, hỗ trợ các địa phương và người dân các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
GSM và Mê Kông Xanh hợp tác cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô trên toàn quốc

GSM và Mê Kông Xanh hợp tác cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô trên toàn quốc

Ngày 12/9/2024, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM và Công ty Cổ phần Thương mại Mê Kông Xanh (công ty con thuộc hệ sinh thái Mai Linh Group) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc thành lập chuỗi xưởng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô quy mô lớn hàng đầu Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 15/9: giá vàng sẽ đạt đỉnh vào khoảng cuộc họp của Fed?

Giá vàng hôm nay 15/9: giá vàng sẽ đạt đỉnh vào khoảng cuộc họp của Fed?

Giá vàng thế giới kết thúc tuần ở mức 2.577 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục mới vào thứ Năm khi giá phá vỡ mạnh mẽ khỏi phạm vi dao động kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 20/8.
Nghiêm cấm lợi dụng thiên tai để tăng giá bán hàng hóa

Nghiêm cấm lợi dụng thiên tai để tăng giá bán hàng hóa

Sau bão, khảo sát tại các chợ dân sinh của Hà Nội cho thấy, giá các mặt hàng rau xanh tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 14/9/2024 - XSMB 14/9/2024 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 14/9/2024 - XSMB 14/9/2024 - XSMB

XSMB 14/9/2024. KQXSMB 14/9/2024. XSMB 14/9. KQXSMB 14/9. Xổ số miền Bắc hôm nay 14/9/2024. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 14/9/2024.
Kỳ 2: Bỏ giấc mơ an cư giữa “cơn bão” giá nhà

Kỳ 2: Bỏ giấc mơ an cư giữa “cơn bão” giá nhà

Có ý định tìm mua nhà, nhưng đọc mẩu tin chính chủ rao bán một căn hộ có diện tích 93m2 tại một dự án cũ tại Long Biên với giá 4 tỷ, anh Trần Văn Thanh ngán ngẩm: “Với giá thế này thôi thì về quê mua đất xây nhà ở vậy!”.
Khai trương trung tâm thương mại Diamond Plaza – Điểm mua sắm lý tưởng của Thủ đô Hà Nội

Khai trương trung tâm thương mại Diamond Plaza – Điểm mua sắm lý tưởng của Thủ đô Hà Nội

Ngày 7/9/2024, trong khuôn khổ sự kiện “Trải nghiệm kim cương – Khai trương rộn ràng”, trung tâm thương mại cao cấp Diamond Plaza (25 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) đã chính thức mở cửa chào đón khách hàng tới giải trí và mua sắm với sự góp mặt của nhiều nhãn hàng danh tiếng trong và ngoài nước. Cùng với đó, chuỗi siêu thị FujiMart cũng đã chính thức khai trương chi nhánh mới tại tầng 2 với nhiều ưu đãi hấp dẫn đến ngày 22/9/2024.
Kỳ 1: Chung cư giá rẻ đã không còn rẻ

Kỳ 1: Chung cư giá rẻ đã không còn rẻ

Một căn hộ 66m2 mới hôm trước môi giới báo 2,6 tỷ, nhưng chỉ qua một đêm, phóng viên nhận được tin nhắn của môi giới báo, chủ nhà đã tăng căn hộ ấy thêm… 50 triệu nữa.
Thị trường 13/9: VN-Index vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ

Thị trường 13/9: VN-Index vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,64 điểm, về mức 1.251,71 điểm; HNX-Index tăng 0,52 điểm, lên mức 232,42 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 341 mã tăng và 325 mã giảm. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 18 mã giảm, 10 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Thị trường chứng khoán ngày 12/9: sắc xanh lan tỏa, cổ phiếu trụ tạo điểm nhấn

Thị trường chứng khoán ngày 12/9: sắc xanh lan tỏa, cổ phiếu trụ tạo điểm nhấn

Sau chuỗi giảm điểm mạnh hôm qua, VN-Index khởi đầu với sự tăng điểm và tiếp tục giữ vững sắc xanh cho đến hết phiên giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 3,08 điểm, tương ứng mức 1.256,35 điểm. HNX tăng 0,45 điểm, giao dịch quanh mức 231 điểm. UPCoM tăng 0,41 điểm, giữ mức 92,73 điểm. Mặc dù thị trường giữ sắc xanh nhưng thanh khoản vẫn khá thấp.
Thị trường chứng khoán 11/9: nỗ lực phục hồi chưa đáng kể, ngành bất động sản và tài chính gây sức ép lên VN-Index

Thị trường chứng khoán 11/9: nỗ lực phục hồi chưa đáng kể, ngành bất động sản và tài chính gây sức ép lên VN-Index

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,96 điểm (-0,16%), về mức 1.253,27 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,1%), về mức 231,45 điểm.
Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Cận cảnh chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới

Cận cảnh chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới

Huawei đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh với sự ra mắt của Mate XT, chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới. Được công bố chỉ vài giờ sau khi Apple giới thiệu iPhone 16, Mate XT nhanh chóng thu hút sự chú ý toàn cầu, không chỉ bởi thiết kế độc đáo mà còn bởi những tính năng tiên tiến mà nó mang lại.
300 thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới tham dự NEPCON Việt Nam 2024 tại Hà Nội

300 thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới tham dự NEPCON Việt Nam 2024 tại Hà Nội

Sáng 11/9, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Triển lãm Điện tử quốc tế NEPCON Việt Nam 2024 lần thứ 17 đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện thường niên của ngành công nghiệp điện tử, do RX Tradex Việt Nam tổ chức, thu hút sự quan tâm và tham gia của gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu đến từ 20 quốc gia trên toàn thế giới.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động