Chuẩn bị đủ các phương án để không xảy ra tình trạng thiếu thuốc BHYT
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐó là thông tin được ông Đào Việt Ánh – Phó TGĐ BHXH Việt Nam cho biết tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí của cơ quan này.
Trước 1-1-2020 sẽ phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử
Trả lời câu hỏi việc đấu thầu thuốc năm 2018 liệu có xảy ra tình trạng thiếu thuốc BHYT tại một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT hay không, ông Đào Việt Ánh cho hay, năm 2017, khi thực hiện đấu thầu có xảy hiện tượng thiếu thuốc BHYT. Ngay sau khi phát hiện, cơ quan BHXH xử lý ngay, đảm bảo không để tình trạng này tiếp tục xảy ra. Nguyên nhân là do các cơ sở khám chữa bệnh này lập kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với thực tế khám chữa bệnh BHYT tại đơn vị.
“Hiện nay, việc đấu thầu mới đang trong giai đoạn chấm thầu, nên chưa có kết quả. Rút kinh nghiệm từ việc cung ứng thuốc BHYT năm vừa qua, năm 2018, BHXH Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để không xảy ra tình trạng này. Ngay sau khi công tác đấu thầu cung cấp thuốc BHYT được hoàn thiện, BHXH Việt Nam sẽ kịp thời thông tin cụ thể tới báo giới”, Phó TGĐ Đào Việt Ánh cho biết.
Về cấp thẻ BHYT điện tử, Chính phủ đã giao cho BHXH Việt Nam chủ trì soạn thảo Dự thảo quy định thẻ BHYT điện tử có gắn chíp với công nghệ do Việt Nam làm chủ. Hiện nay, BHXH Việt Nam đang xây dựng, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương để trình Thủ tướng ban hành. Theo lộ trình, trước 1-1-2020 sẽ thực hiện đầy đủ các nội dung và phát hành thẻ điện tử.
Nói về việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, ông Ánh cho hay, có phần nguyên nhân từ khả năng về kinh tế của người dân vẫn chưa cao, thứ hai là ý thức và nhận thức của nhiều người dân chỉ muốn tham gia khi có bệnh tật, đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tham gia của các hộ gia đình.
Phó TGĐ Đào Việt Ánh cung cấp thông tin cho báo chí. |
Quyền lợi của người có thẻ BHYT luôn được đảm bảo
Về thông tin hiện quỹ BHYT đang BHYT kết dư gần 39.000 tỷ đồng và có ý kiến cho rằng, có số kết dư này là do quyền lợi của người tham gia BHYT bị thắt chặt, Phó TGĐ Đào Việt Ánh khẳng định, thời gian qua, quyền lợi khám chữa bệnh BHYT của người có thẻ luôn được đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, cho dù quỹ BHYT có bội chi hay kết dư.
Luật BHYT quy địn phải dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng. Số dư quỹ BHYT nói trên theo ông Ánh chính là quỹ dự phòng khám chữa bệnh BHYT được tồn tích qua nhiều năm triển khai thực hiện Luật BHYT đến nay.
Theo ông Ánh, thông lệ quốc tế trong thiết kế chính sách BHYT ở nhiều nước cũng như tại Việt Nam, việc tồn tại của quỹ dự phòng KCB BHYT là cần thiết, để bảo đảm tính bền vững của chính sách BHYT, đảm bảo khả năng chi trả trước những rủi ro về thiên tai, dịch bệnh.
Vừa qua, sau khi chính sách thông tuyến huyện được áp dụng và do tác động của việc gia tăng giá viện phí, tình trạng bội chi quỹ BHYT đang diễn ra tại hầu khắp các tỉnh, thành. Do đó, quỹ BHYT đã phải sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp phần nào. Theo ông Ánh, trung bình một năm quỹ BHYT chi khoảng 90 nghìn tỷ cho khám chữa bệnh và năm 2018, chi phí còn tăng hơn.
“Nếu chi phí khám chữa bệnh BHYT không được kiểm soát tốt, quỹ dự phòng không còn đủ để bù đắp thì sẽ phải điều chỉnh tăng mức đóng BHYT. Điều này sẽ tác động đến thu nhập của người dân, khả năng của DN, cũng như khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là những tác động không hề nhỏ”, Phó TGĐ Đào Việt Ánh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Ánh, hiện trung bình mệnh giá thẻ BHYT của Việt Nam là khoảng gần 1 triệu đồng/thẻ/năm, nhưng mức chi KCB BHYT bình quân là hơn 1,1 triệu đồng/thẻ/năm. Riêng về danh mục thuốc BHYT của Việt Nam, hiện đang nằm trong nhóm các nước có danh mục thuốc cao của thế giới, với khoảng 1.000 loại thuốc. Trong khi danh mục thuốc trung bình của các nước trên thế giới chỉ rơi vào khoảng 700 loại, với mệnh giá BHYT cao.
Bà Đinh Thị Thu Hiền, Phó trưởng ban chính sách BHXH cho biết, từ 1-12-2018, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, đã bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường di chuyển trong nội bộ DN theo quy định.
Còn Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng mới được ban hành đã bổ sung thêm 7 đối tượng tham gia BHYT. Đồng thời, quy định về phương thức đóng có thay đổi, hộ gia đình chỉ được giảm trừ khi các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính; tùy theo đối tượng mà có thể đóng hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm…
Ước đến 31-10-2018, cả nước có 14,19 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; số người tham gia BHXH tự nguyện là 251 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 12,13 triệu người; bảo hiểm y tế (BHYT) là 82,33 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,62% dân số. Lũy kế 10 tháng đầu năm, ngành BHXH đã giải quyết 101.766 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; giải quyết 676.605 người hưởng trợ cấp 1 lần; 8.025.482 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại