Chiếm dụng lòng đường có thể đối mặt khung hình sự?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHàng cọc sắt như một chiếc bẫy chết người |
Lo lắng về sự an toàn
Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều người đã nghĩ ra đủ các biện pháp từ nhẹ đến nặng như treo biển cấm đỗ xe, đặt các vật cản, tự vẽ vạch kẻ làn đường,…Thậm chí, nhiều chủ nhà còn thẳng tay tạt sơn hay phá hoại những chiếc ô tô cố tình đậu, đỗ sai trước cửa nhà. Dẫu vậy, việc ô tô đậu đỗ sai vị trí, đỗ chắn trước cửa nhà hay các hàng quán vẫn xảy ra như cơm bữa.
Ngày qua ngày, cuộc chiến dai dẳng giữa một bên là chủ xe tìm “đỏ mắt” cũng không thấy chỗ đỗ nên đỗ bừa xe và một bên là những chủ nhà cần “mặt tiền” để buôn bán hay có lối ra vào nhà vẫn mãi không thể đi đến hồi kết.
Nhìn vào thực tế, hành vi đặt vật cản, tạo rào chắn hay các hàng chông sắt như chủ nhà trong câu chuyện kể trên có thể được xem là cách hành xử theo “luật rừng” và là hành động “trả đũa” thiếu văn minh và thiếu hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, ở mặt ngược lại, rõ ràng các chủ xe cũng đã sai khi đậu, đỗ xe không đúng nơi quy định, gây cản trở đời sống sinh hoạt thường ngày của người khác.
Ngoài việc lo lắng về sự an toàn của những người xung quanh, nhiều ý kiến cũng chỉ ra việc làm của chủ nhà là lấn chiếm lề đường bởi đây là vỉa hè chung. Không ít người tỏ thái độ gay gắt và lên tiếng chỉ trích hành vi “thiếu trách nhiệm” cũng như yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc xử lý.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo các quy định pháp luật, người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng
"Hiện không có quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn người khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng", luật sư Nguyên nói.
Luật sư Nguyên viện dẫn, theo các quy định pháp luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi nhận tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sử dụng.
Đối với phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người dân là tài sản công cộng, do Nhà nước quản lý. Đã là tài sản công cộng thì mọi người đều bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng. Bởi vậy người dân có bất động sản cạnh đường giao thông cũng chỉ có quyền sử dụng phần vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình như các cá nhân khác trong xã hội.
Hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hiện nay không có một quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn chủ thể khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng, ngăn cản các chủ thể khác trong xã hội khai thác sử dụng.
Hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông còn có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 10, điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 6- 8.000.000 đồng đối với cá nhân. Nặng hơn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo Điều 261 BLHS năm 2015 nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đáng chú ý, theo luật sư Nguyên, thì dù pháp luật không có quy định chủ nhà ở ven đường có quyền sử dụng, khai thác riêng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình để làm nơi đậu, đỗ xe nhưng về thực tiễn sử dụng, thói quen thì hành động này đều được cả xã hội thừa nhận. Điều này đã trở thành tập quán trong xã hội, phù hợp với quy định tại Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó: "Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự".
Như đã nêu ở trên, do pháp luật không có quy định nên để phân định việc ai có quyền khai thác, quản lý sử dụng phần vỉa hè cần phải áp dụng tập quán. Vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà người có bất động sản cần ưu tiên cho chủ nhà khai thác sử dụng tuân theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Bộ luật Dân sự năm 2015: "Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này".
"Trong một xã hội văn minh, mọi ứng xử của người dân trong các quan hệ dân sự dựa trên các quy định pháp luật, trường hợp pháp luật chưa điều chỉnh thì áp dụng tập quán, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là lẽ công bằng. Mong rằng chủ nhà, người dân nắm bắt được các nội dung nêu trên để từ đó có hiểu biết và đưa ra các ứng xử hài hòa, phù hợp đảm bảo quyền lợi cá nhân, an ninh trật tự xã hội", luật sư Nguyên chia sẻ.
Hà Nội tăng cường xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, dừng đỗ sai quy định | |
Phường Quang Trung (quận Hà Đông): Tràn lan tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại