Chỉ rõ "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội, miền Bắc ô nhiễm bụi tăng cao vào mùa Đông, Xuân. Vừa qua, TP đã tổ chức họp và Sở TN&MT đã báo cáo. Theo số liệu quan trắc từ 13-9 chất lượng không khí kém chủ yếu ô nhiễm bụi mịn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (về bệnh hô hấp ở trẻ em, người già), chúng tôi đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang phù hợp để bảo vệ sức khoẻ.
Có 12 yếu tố dẫn đến chất lượng không khí của Hà Nội ô nhiễm gồm: Khí thải xe máy; đun bếp than tổ ong; đun bếp củi vẫn tiếp diễn mặc dù TP đã có nhiều chương trình khuyến cáo; chở vật liệu xây dựng chưa kiểm soát được bụi; quản lý phá dỡ công trình xây dựng; mùi hôi thôi từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đốt rơm rạ; thu gom rác thải ô nhiễm ao hồ lâu năm, bùn thải; khói bụi từ các vùng lân cận; tác động của thời tiết chuyển mùa.
Trên cơ sở đó, ngay từ đầu kỳ TP đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt như: Lắp đặt trạm quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường do Sở TN&MT chủ trì; thay đổi thu gom từ thủ công sang xe quét xe hút bụi nhập khẩu từ châu Âu; xử lý ao hồ ngoại thành. Cùng đó, TP xây dựng kế hoạch vận động đến 31-12-2020 không còn hộ dân sử dụng than tổ ong và giao cho các quận huyện ở nông thôn kiểm soát; kế hoạch xử lý bùn, rác thải, xử lý rác thải rắn. "Hệ thống quan trắc không khí có trạm ở Đại sứ quán Mỹ và Bà Triệu là chính thức còn ở các APP cần đối chiếu trạm quan trắc chính thức để có kết quả chính xác, ông Vũ Đăng Định cho biết.
|
Trước vấn đề báo chí nêu rằng đốt than tổ ong không thể là nguyên nhân gây nên ô nhiễm, ông Mai Trọng Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT Hà Nội lý giải: Các nguồn phát thải gây ảnh hưởng từ con người, người sử dụng dẫn đến ô nhiễm. Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp từ đốt rơm rạ gây ảnh hưởng cũng như bếp than tổ ong. Thống kê cho thấy 55.000 bếp than tổ ong ở 30 quận huyện sử dụng 528 tấn phát thải với 1.870 khối khí CO2. Rơm rạ cũng ảnh hưởng giao thông, phát thải CO2. Ngoài ra, các vấn đề xây dựng ảnh hưởng chất lượng cũng là 1 yếu tố gây ô nhiễm.Việc các phương tiện ô tô, xe cá nhân đi vào thời điểm cao điểm buổi sáng cũng khiến lưu lượng phát ra, nhất là xe không được đăng kiểm đảm bảo tiêu chuẩn xử lý thì sẽ gây phát thải. TP đã đưa ra các chương trình đề án trọng tâm để khắc phục trước mắt và lâu dài khắc phục từ công trình xây dựng, cam kết không sử dụng bếp than tổ ong.
Hiện hệ thống quan trắc không khí ở Hà Nội có 10 trạm quan trắc không khí hoạt động ổn định từ năm 2017, duy nhất 3 trạm đạt Tiêu chuẩn quy chuẩn chất lượng không khí. Ngoài ra các trạm quan trắc cảm biến chỉ đo khuyến cáo đánh giá nhanh. TP giao Sở TN&MT triển khai để năm 2020 ắp đặt thêm 20 trạm cố định để đánh giá toàn diện chất lượng không khí.
Ngoài ra, TP đã chỉ đạo các huyện ngoại thành có cánh đồng thu hoạch-nhất là lúa phải cấm đốt rơm rạ để tránh ô nhiễm, tránh hạn chế tầm nhìn dẫn đến tai nạn giao thông; đồng thời có hướng dẫn để người dân thu gom rơm rạ tận dụng làm các sản phẩm hữu ích.
Ông Mai Trọng Thái cho biết, dự báo đến ngày 3-10 thời tiết sẽ mưa dông cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại