Thứ sáu 29/03/2024 17:15

Cặp vợ chồng chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử Nguyễn Thị Nguyệt, SN 1985, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới".
Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa

Cùng hầu tòa có: Bị cáo Phạm Anh Tuấn, SN 1984, chồng của Nguyệt; Nguyễn Văn Thắng, SN 1985; Nguyễn Thị Nga, SN 1988; Nguyễn Thị Hà, SN 1979; Nguyễn Văn Thực, SN 1979; Nguyễn Minh Khang, SN 1995; Phạm Việt Hùng, SN 2001; Nguyễn Thị Thúy, SN 1974, cùng trú tại quận Tây Hồ; Nguyễn Văn Việt, SN 1998; Nguyễn Xuân Tươi, SN 1969, cùng quê Hải Dương; Phạm Hữu Thuật, SN 1981, quê Quảng Ninh; Phạm Hồng Hạo, SN 1967, quê Hà Nam.

Theo cáo trạng, năm 2016, Nguyễn Thị Nguyệt, SN 1985, mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật (Cty TNHH Thương mại và dịch vụ XNK Đại Phát và Cty TNHH Đầu tư kinh doanh thương mại và XNK Đại Phát) để hợp thức hóa pháp nhân rồi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài. Thuật và Nguyệt thỏa thuận, giá từ 30-40 triệu đồng/bộ hồ sơ tạm nhập, tái xuất để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài. Sau đó, Nguyệt gửi thông tin Cty nhận tiền, mẫu dấu, chữ ký GĐ Cty để hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hóa là IC điều khiển, làm thủ tục kê khai hải quan.

Thuật và Nguyệt cùng nhau góp tiền mua IC điều khiển của một người Trung Quốc có tên A Vỹ để có hàng hóa làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái rồi sau đó tái xuất sang Trung Quốc. A Vỹ chỉ định hàng hóa qua các cửa khẩu để chính đối tượng này nhận lại những kiện hàng rồi chuyển lại cho Thuật.

CQĐT làm rõ, Thuật đã mở 49 tờ khai tạm nhập tái xuất hàng hóa của Cty Đầu tư kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát với tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là hơn 52,3 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu là hơn 52,3 triệu USD. Sau đó, Thuật sử dụng Cty này để thanh toán quốc tế 48/49 hợp đồng tại 3 ngân hàng, chuyển số ngoại tệ ra nước ngoài tương ứng số tiền hơn 2.513 tỷ đồng.

Ngoài bán hồ sơ của Cty Đại Phát cho Nguyệt, Thuật còn sử dụng pháp nhân Cty TNHH MTV Thương mại và du lịch XNK BDA do Thuật thành lập (nhờ người đứng tên) để hợp thức hợp đồng tạm nhập, tái xuất là IC điện tử làm hồ sơ thanh toán quốc tế, nhằm chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài. Trong các phi vụ, Thuật là người chịu trách nhiệm làm thủ tục tái xuất hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Mỗi lượt làm thủ tục, Thuật khai được hưởng lợi 10 triệu đồng.

Kết quả điều tra xác định, bằng thủ đoạn và thông qua các Cty trên, Thuật và Nguyệt đã chuyển hơn 3.875 tỷ đồng ra nước ngoài và hưởng lợi 152 triệu đồng. Ngoài ra, Nguyệt còn bàn với chồng lập 8 Cty nhằm sử dụng pháp nhân của các Cty này lập hồ sơ tạm nhập tái xuất khống để chuyển tiền ra nước ngoài.

Nguyệt và các đồng phạm đã sử dụng các pháp nhân được thành lập ký hợp đồng kinh tế khống mua hàng hóa là IC điện thoại thông minh của các Cty tại Singapore, rồi xuất bán cho các Cty tại Trung Quốc theo hình thức tạm nhập tái xuất để có tờ khai hải quan. Từ đó, các bị cáo lập hồ sơ chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, hưởng lợi 0,1% tổng số tiền trên mỗi giao dịch chuyển tiền. Theo cáo trạng, Tuấn đồng phạm với Nguyệt vận chuyển hơn 6.788 tỷ đồng và hưởng lợi hơn 6,7 tỷ đồng.

Để có hàng hóa hợp thức các hợp đồng kinh tế mua hàng hóa tạm nhập, tái xuất, Nguyệt chỉ đạo em ruột là Nguyễn Văn Thắng mua các linh kiện điện tử (IC) từ Trung Quốc. Thắng bị xác định là đồng phạm với Nguyệt vận chuyển hơn 30.498 tỷ đồng ra nước ngoài, hưởng lợi 410 triệu đồng.

Cáo trạng nêu, tổng số tiền Nguyệt chuyển trái phép ra nước ngoài là hơn 30. 498 tỷ đồng, thu lời bất chính hơn 30,4 tỷ đồng. Tại CQĐT, Nguyệt khai, số tiền hưởng lợi được chi trả cho hoạt động Cty, mua hàng, vận chuyển hàng hóa và chi tiêu cá nhân hết.

Liên quan đến vụ án, cáo trạng nêu, Phạm Thị Minh Ngân, nhân viên một ngân hàng nhận thực hiện thanh toán quốc tế cho 6 Cty do Nguyệt thành lập. Vì Ngân là nhân viên ngân hàng của quân đội nên CA Hà Nội đã tách hồ sơ liên quan đến hành vi của Ngân đến Cục Điều tra hình sự- Bộ Quốc Phòng giải quyết theo thẩm quyền. Đến nay, nhân viên ngân hàng này đã bị khởi tố và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

CQĐT xác định, các đối tượng liên quan chuyển tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt là một số chủ DN, trong đó có chủ nhiều tiệm vàng ở Hà Nội, chủ DN ở TP HCM. Với nhóm đối tượng này, CQĐT cũng tách tài liệu để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý sau.

HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của bị cáo Nguyệt và các đồng phạm là rất nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, xâm phạm tính ổn định phát triển của nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho Nhà nước, gây hoang mang bất bình trong dư luận quần chúng Nhân dân nên cần áp dụng hình phạt nghiêm minh với các bị cáo. Trong vụ án, bị cáo Nguyệt là người chủ mưu khởi xướng điều hành mạng lưới vận chuyển tiền tệ nêu trên, thu lời bất chính lớn nhất, nên có vai trò cao nhất nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc với bị cáo để có sức răn đe.

Bị cáo Phạm Anh Tuấn tham gia trợ giúp Nguyệt trong quá trình phạm tội, tham gia điều hành mạng lưới chuyển tiền trái phép ra nước ngoài... nên bị cáo có vai trò cao thứ hai.

Do đó, tòa tuyên phạt, Nguyễn Thị Nguyệt 7 năm 6 tháng tù năm tù, Phạm Anh Tuấn 5 năm tù, Phạm Hữu Thuật 30 tháng tù cùng về tội “Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới”. Ngoài ra, HĐXX còn tuyên phạt bổ sung đối với bị cáo Nguyệt 50 triệu đồng, Tuấn bị phạt bổ sung 30 triệu đồng, Thuật bị phạt bổ sung 20 triệu đồng. Cùng tội danh trên, các bị cáo còn lại bị phạt từ 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 4 năm tù.

Về tội "Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới", đối tượng của tội này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam và ngoại tệ. Tính trái phép của hành vi vận chuyển thể hiện ở chỗ chủ thể cố ý không tuân thủ các quy định của Nhà nước về trách nhiệm, nghĩa vụ của người có hàng hóa, tiền tệ chuyển qua biên giới như không khai báo, khai báo gian dối, giấu giếm hàng hóa, sử dụng giấy tờ giả mạo để nhập hoặc xuất được hàng hoặc để trốn được thuế... Việc vận chuyển có thể là trực tiếp qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hoặc có thể gián tiếp qua đường bưu điện, vận chuyển dịch vụ.

Trong Bộ luật Hình sự năm 1985, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Khởi tố cặp vợ chồng tàng trữ hơn 3,5 tỷ tiền giả để tiêu thụ
Khởi tố đối tượng vận chuyển trái phép lô iPhone trị giá 10 tỷ về Việt Nam
Phát hiện 4 người nước ngoài nhập cảnh trái phép, thuê lái xe chở về Hà Nội
Bảo Lâm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
CATP Hà Nội khởi tố 14 đối tượng liên quan đến tài khoản có tên “Huấn hoa hồng” để lừa đảo

CATP Hà Nội khởi tố 14 đối tượng liên quan đến tài khoản có tên “Huấn hoa hồng” để lừa đảo

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc CATP Hà Nội đã thông tin tới báo chí tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức, về kết quả điều tra vụ án nhiều đối tượng dùng các tài khoản mạng xã hội giả, có liên quan đến facebook "Huấn hoa hồng" để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hình phạt cho tài xế xe tải đi ngược chiều trên Quốc lộ ở Hải Phòng

Hình phạt cho tài xế xe tải đi ngược chiều trên Quốc lộ ở Hải Phòng

Ngày 29/3, Công an TP Hải Phòng thông tin, Trạm Cảnh sát giao thông Lưu Kiếm (Phòng Cảnh sát giao thông) vừa xử phạt, tước giấy phép lái xe một tài xế xe tải đi ngược chiều.
Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo chiếm đoạt 338 tỷ đồng

Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo chiếm đoạt 338 tỷ đồng

CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bị can Bùi Thị Hoài Anh - Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân...
Sai phạm tại Công ty Tân Hoàng Minh: 7 bị cáo được hưởng án treo

Sai phạm tại Công ty Tân Hoàng Minh: 7 bị cáo được hưởng án treo

Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm của TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với các bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Cty Tân Hoàng Minh).
Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Trước kháng cáo của Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng NCB, Ngân hàng PVcomBank đề nghị các bị hại trả lại tiền lãi đã nhận từ các hợp đồng tiền gửi, đại diện VKSND đề nghị tòa không chấp nhận...
“Siêu lừa”  khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

“Siêu lừa” khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 12 bị cáo và kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của 3 ngân hàng là bị hại trong vụ án (PVCombank, NCB và Việt Á).
Bên trong túi đeo chéo của người đàn ông đi ô tô trên phố Thanh Nhàn

Bên trong túi đeo chéo của người đàn ông đi ô tô trên phố Thanh Nhàn

Thông tin từ Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Hà Văn Hoàn, SN 1982, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

Thông tin từ các tổ công tác 141 CATP Hà Nội, qua công tác tăng cường đấu tranh, xử lý các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện gây rối trật tự công cộng, các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ nhiều tang vật…
Gặp họa vì loa kẹo kéo

Gặp họa vì loa kẹo kéo

Ngày 26/03, Công an TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết vừa tạm giữ hình sự 2 đối tượng Ngô Văn Được (SN 1982, quê Cà Mau) và Trần Văn Tấn (SN 1990, quê Long An) về hành vi cố ý gây thương tích.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động