Cản trở người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt đến 7 năm tù
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Lương Văn Tiến (SN 1984, ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang) lĩnh án 30 tháng tù do đã lăng mạ lực lượng đang làm nhiệm vụ, hành hung một cán bộ cảnh sát rồi tiếp tục cùng nhóm bạn cố tình qua chốt. |
Trả lời:
Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi không chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ- CP, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20: Đối với hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng đối với cá nhân (từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng đối với tổ chức).
Theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 20: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan Nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với cá nhân (từ 6 triệu đồng - 10 triệu đồng đổi với tổ chức).
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân có hành vi trên còn có thể bị xử lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt tối đa có thể lên đến 7 năm tù. Đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan Nhà nước thì tùy theo mức độ thiệt hại sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại