Cần thiết có bộ quy định chuẩn mới về hiệu trưởng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo chuẩn cũ này, có rất nhiều điểm không còn phù hợp: Trong đó, hiệu trưởng đứng lớp 2 tiết/tuần. Nhiều ý kiến cho rằng đứng lớp 2 tiết/tuần chẳng khác nào “cưỡi ngựa xem hoa” về chuyên môn đứng lớp, nhưng ít là thế cũng không mấy hiệu trưởng thực hiện. Quy định cũ cũng không trao cho hiệu trường những quyền tự chủ có liên quan đến chuyện của riêng trường mình quản lý, vì thế công tác nhân sự và nhiều vấn đề khác liên quan phải chờ đợi giải quyết rất lâu.
Tại Hội thảo giáo dục vừa được tổ chức tháng 9-2017 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, nhiều chuyên gia cũng đề xuất về vấn đề này. Theo đó, việc trao quyền tự chủ đối với nhà trường, trao quyền cho hiệu trưởng các trường công lập được xem là bước đi tất yếu trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
Tuy nhiên, liên quan đến trao quyền, không ít ý kiến vẫn lo ngại tình trạng hiệu trưởng dễ lạm quyền, từ đó làm phát sinh tiêu cực. Vì vậy, cần thiết phải có chuẩn hiệu trưởng trước khi trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các hiệu trưởng.
Chuẩn hiệu trưởng là yêu cầu cần thiết phải có trước khi trao quyền tự chủ cho các cơ sở công công lập. ẢNH:B.C |
Bởi đã có bài học nhãn tiền về những trường hợp vì sự sai sót của hiệu trưởng mà dẫn đến những kết quả không mong muốn trong lòng tin của phụ huynh và học sinh.
Theo PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến – Khoa Quản lý giáo dục, trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), Chuẩn hiệu trưởng là những quy định về các năng lực cơ bản mà người hiệu trưởng trường phổ thông phải có, được diễn đạt thành các tiêu chuẩn, tiêu chí và các bậc năng lực.
Theo tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội thì: Trong nhà trường, hiệu trưởng phải là người hỗ trợ đắc lực để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì thế hiệu trưởng phải có nhân cách lớn để hỗ trợ sự phát triển nhân cách, tài năng của nhà giáo ở mỗi cơ sở mình quản lý.
Như vậy vai trò của cán bộ quản lý mà trước hết là hiệu trưởng của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông phải là: Nhà quản lý lãnh đạo người truyền lửa cho tập thể sư phạm mỗi nhà trường. Quan trọng hơn họ phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm để mỗi nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh phát triển nhân cách, hoàn thiện phẩm chất năng lực của mình và là nơi để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp trồng người. Đây chính là đặc trưng riêng có của cán bộ quản lý giáo dục các nhà trường.
Hiện nay, nhiều chuyên gia đã đề xuất xây dựng tiêu chí chuẩn hiệu trưởng theo các nhóm lĩnh vực như: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản trị nhà trường, năng lực xây dựng môi trường giáo dục và năng lực xây dựng quan hệ xã hội.
Tiếp cận theo hướng nào thì mục tiêu của chuẩn hiệu trưởng cũng là tìm được người có đủ năng lực và phẩm chất, góp phần đưa giáo dục cơ sở nâng cao chất lượng. Vì thế, hiện nay, rất cần thiết phải xây dựng bộ quy định chuẩn hiệu trưởng mới thay thế cho cách đánh giá hiệu trưởng đã quá cũ vừa để đổi mới giáo dục, vừa để tìm ra những người đứng đầu có đủ phẩm chất và năng lực, xứng đáng đứng trong hàng ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại