Thứ hai 25/11/2024 17:15
Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên:

Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Xác định công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội. Do đó, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”.
Đại diện các đơn vị: Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo, CATP Hà Nội… tham dự và đóng góp ý kiến, giải pháp tại hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”. Ảnh: Bạch Dương
Đại diện các đơn vị: Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo, CATP Hà Nội… tham dự và đóng góp ý kiến, giải pháp tại hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”. Ảnh: Bạch Dương

Tại hội thảo, đại diện CATP Hà Nội cho biết, thời gian qua, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội chưa đạt hiệu quả cao. Việc trao đổi thông tin giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội còn chưa chặt chẽ dẫn đến việc không kịp thời phát hiện, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Cùng với đó, công tác phối hợp quản lý, giáo dục lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm công dân cho học sinh ở một số đơn vị chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường;

Một số gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa hoặc bố mẹ mải lo kiếm tiền, bố mẹ là cán bộ công chức, viên chức thường bận công việc không có điều kiện thời gian để quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái, buông lỏng việc quản lý, nắm bắt tâm lý của con trẻ, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường, thậm chí nhiều gia đình bố mẹ chưa thực sự làm tấm gương tốt cho con trẻ (bố, mẹ đi cải tạo; bố, mẹ nghiện ma túy...) dẫn đến chưa mang lại hiệu quả cao.

Thực tế cho thấy, hiện nay sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chỉ thể hiện qua các kênh thông tin như liên lạc qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp, họp phụ huynh... Tuy nhiên hình thức gặp gỡ trực tiếp và họp phụ huynh rất hạn chế, chủ yếu là liên lạc qua điện thoại. Giáo viên nhà trường thường chỉ dừng ở mức thông báo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh, vì thế khi mời phụ huynh học sinh tới trường trao đổi tức là khi học sinh đã mắc lỗi sai phạm, như vậy sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh là giải quyết hậu quả sai phạm của học sinh chứ không mang tính phòng ngừa…

Cũng theo đại diện CATP Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội của người chưa thành niên chủ yếu xuất phát từ gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trong đó có sự phát triển của mạng internet, đặc biệt là các trang mạng: facebook, zalo, tiktok..., nhiều trò chơi điện tử, phim, ảnh không lành mạnh, có tính chất đồi trụy, bạo lực, kích động mạnh đăng tải tràn lan, thiếu kiểm soát.

Mặc dù công tác nắm tình hình đã được chú trọng, triển khai thực hiện nghiêm túc, song đa phần các đối tượng trao đổi, liên lạc trên không gian mạng. Đây là môi trường rộng lớn, việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ trên không gian mạng để nắm tình hình, điều tra cơ bản các hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng, phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này là rất khó khăn.

“Để nâng cao công tác tuyên truyền PBGDPL cho thanh thiếu niên cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Song, thực trạng công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội chưa đạt hiệu quả cao. CATP Hà Nội đã đưa những đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên trên địa bàn TP hiện nay”, đại diện CATP Hà Nội cho hay.
Đa dạng các hình thức phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên
Không gặp "đối thủ", 9 thanh thiếu niên gây gổ đánh người đi đường
Còn những câu chuyện buồn...
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động