Bệnh nhân phi công người Anh vẫn trong tình trạng nguy kịch sau 48 ngày điều trị
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCụ thể, bệnh nhân số 91, nam, 43 tuổi, phi công người Anh lây nhiễm tại quán bar Buddha, TP Hồ Chí Minh, điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh hiện vẫn trong tình trạng rất nguy kịch, bệnh nhân nằm yên/an thần; không sốt, tràn khí màng phổi phải, chảy máu nơi ống dẫn lưu màng phổi lượng 300ml, màu hồng lợt, không ghi nhận chảy máu nơi khác.
Siêu âm tim phổi: tim co bóp đồng bộ, phổi phải còn tràn khí màng phổi, có tràn dịch không thuần nhất lượng rất ít, phổi co nhỏ khoảng 4 khoang liên sườn. phổi trái nhiều Bline hơn mặt trước, mặt bên. không tràn dịch màng phổi trái. Xét nghiệm SARS-CoV-2 gần đây nhất cho kết quả âm tính. Bệnh nhân đang điều trị Kháng sinh: Ceftazidim (N14), Levoflox (N7).
Bệnh nhân 91 cũng đã trải qua 48 ngày điều trị. Hiện bệnh nhân đang được hỗ trợ hô hấp/ mở khí quản (N12); bệnh nhân 91 cũng đang can thiệp ECMO (ngày thứ 30). Bệnh nhân vẫn lọc máu, kiểm soát rối loạn đông máu, dẫn lưu khí màng phổi phải.
Bệnh nhân số 19, nữ, 64 tuổi, bác của bệnh nhân số 17 ở Hà Nội, điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 hồi phục tốt, chuyển từ tình trạng nguy kịch sang tình trạng nặng. Bệnh nhân đã cai thở máy từ ngày 4-5, đáp ứng tốt; bệnh nhân thở oxy 2l/ph, thông khí 2 bên rõ, không ran. Nhịp tim còn ít ngoại tâm thu, chủ yếu trên thất, tần suất thưa hơn. Bệnh nhân tỉnh táo, cơ lực cải thiện, không có phù trên lâm sàng, ăn qua sonde. Bụng mềm, không chướng, tiểu qua sonde dạ dày. Da niêm mạc kém hồng. Bệnh nhân trong ngày không sốt.
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cũng cho biết hiện tại, bệnh nhân 19 đã vượt qua thời kỳ nguy hiểm, sức khỏe đã tốt lên. Bệnh nhân không chỉ ăn, uống được, mà còn nói chuyện tốt.
Đây là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị nhiều nhất đến thời điểm này (58 ngày). Bệnh nhân này là một trong những bệnh nhân đã từng rất nguy kịch, và cũng đã từng can thiệp ECMO trong 17 ngày. Sau khi vừa bỏ ECMO, bệnh nhân 19 đã xuất hiện 3 lần ngừng tim. May mắn, nhờ sự giám sát, theo dõi cấp cứu kịp thời của các bác sĩ, bệnh nhân đã thoát được "cửa tử".
|
Bệnh nhân số 161 là bệnh nhân Covid-19 cao tuổi nhất tại Việt Nam đến thời điểm này (88 tuổi), điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân này lây nhiễm Covid-19 khi nằm điều trị tại khoa Thần kinh, BV Bạch Mai. Bệnh nhân chuyển trạng thái hồi phục, đây là 1 trong 5 bệnh nhân nguy kịch phải thở máy xâm nhập, điều trị hồi sức tích cực.
Bệnh nhân có tiền sử: chảy máu não thất; Tăng huyết áp điều trị tại Khoa Thần kinh, BV Bạch Mai. Bệnh nhân đã cai thở máy từ ngày 4-5, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thực hiện âm tính 4 lần liên tiếp các ngày: 27-4 (dịch tỵ hầu); 29-4 (dịch tỵ hầu); 29-4 (dịch rửa phế quản); 30-4 (dịch tỵ hầu).
Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục: tỉnh, tiếp xúc được; Thở khí phòng; Liệt 1/2 người trái, cơ lực 4/5; Dấu hiệu sinh tồn ổn định; Bệnh nhân ăn uống được, đang tiếp tục được tập phục hồi chức năng. Kết thúc giai đoạn điều trị Covid-19, tiếp tục điều trị phục hồi tai biến mạch não tại khoa điều trị Hồi sức tích cực.
Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 232 trường hợp nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi, chiếm 86% tổng số ca mắc.
Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, tính từ 6g ngày 16-4 đến 6g ngày 6-5 Việt Nam đã qua 20 ngày không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 6g ngày 6-5 Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Tính từ 18g ngày 5-5 đến 6g ngày 6-5 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.097, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 245; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.293; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.559.
Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 12 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 9 ca.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại