Ban hành phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân khi có sự cố, thiên tai
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo đó, các tình huống thiên tai được thành phố đưa ra như: bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành; vỡ một số đê trọng điểm; vỡ đập, hồ thủy lợi; các thảm họa; động đất...
Trong đó, giải pháp ứng phó đối với các tình huống ngập úng, vỡ đê, đập hồ thủy lợi như sau: Nhân dân sẽ dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 01 tháng. UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ): Chuẩn bị dự trữ hàng hoa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian 7 ngày; Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản Nhân dân; Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai; Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống Nhân dân; Kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động; Theo dõi nắm chắc diễn biến của thời tiết và mưa, bão, lũ; Thực hiện ứng trực theo sự chỉ đạo của Thành phố; Tổ chức các hoạt động cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp tới Nhân dân vùng bị ảnh hưởng...
Giải pháp ứng phó với các thảm họa: Khi xảy ra các thảm họa, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - thường trực công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai thảm họa, tìm kiếm, cứu nạn. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã nơi xảy ra thảm họa triển khai công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống; thực hiện chế độ cho người bị thiệt hại; thực hiện thăm hỏi động viên nạn nhân và các lực lượng tham gia hoạt động cứu trợ.
Giải pháp ứng phó với tình huống động đất: Khi xảy ra ở khu vực nội thành, dự kiến các địa điểm sơ tán người dân tại Vườn Bách Thảo, Công viên Thủ Lệ, Công viên Thống Nhất, Công viên Nghĩa Đô, Công viên Indira Gandhi, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên Yên Sở. Khu vực các quận, huyện còn lại sẽ căn cứ vào lựa chọn của địa phương như vườn hoa, sân vận động làm nơi sơ tán dân; Sở Công Thương thực hiện dự phòng hàng cứu trợ khẩn cấp theo phương án chung; Nhà bạt, vải bạt che mưa...huy động nguồn đã chuẩn bị trong phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố; Bố trí bệnh viện dã chiến, y tế lưu động; Những mặt hàng thiết yếu khác, nếu thực tế cần thiết, UBND Thành phố sẽ trưng dụng khẩn cấp từ các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hoạt động...
UBND TP giao Sở Công Thương phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố để đăng ký tham gia chương trình dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp; thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại