Bài cuối: Xây dựng “Văn hóa giao thông” trong cán bộ, hội viên, phụ nữ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh trong cuộc thi Nữ tuyên truyền Nữ tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông năm 2023 của Hội LHPN Thủ đô tổ chức. Ảnh: N.D |
Xây dựng “Văn hóa giao thông” trong cán bộ, hội viên, phụ nữ
Ý thức được vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại, đồng thời cũng mong muốn phát huy được sự nhanh nhạy, mềm mỏng của người phụ nữ trong công tác tuyên truyền văn hoá giao thông, trước đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2027. Với các nội dung gồm tập trung đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; giáo dục, vận động nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông tại địa phương cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và các thành viên trong gia đình.
Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương, chương trình nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông; xây dựng “Văn hóa giao thông” trong cán bộ, hội viên, phụ nữ. Tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và các thành viên trong gia đình nghiêm túc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng “Gia đình có trách nhiệm trong thực hiện an toàn giao thông” góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; “gia đình 5 có 3 sạch” và phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” nhằm xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Phát huy vai trò các cấp Hội và nguồn lực của hai ngành trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm an toàn toàn giao thông góp phần thực hiện chỉ tiêu kéo giảm từ 5 - 10% số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông, qua đó giảm thiểu tác động của tai nạn giao thông đối với phụ nữ, trẻ em vì gia đình bình an - xã hội hạnh phúc.
Chương trình đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể gồm: Hàng năm, Hội LHPN các cấp tổ chức được ít nhất 01 hoạt động phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về ATGT; Mỗi cơ sở Hội xây dựng, vận động ít nhất 05 hộ gia đình có trách nhiệm trong thực hiện an toàn giao thông; 100% cán bộ, hội viên và 70% phụ nữ được cung cấp kiến thức pháp luật về ATGT, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi khi tham gia giao thông, trở thành “Nữ tuyên truyền viên về an toàn giao thông” tại cộng đồng…
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi “Nữ tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông” năm 2023, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11).
Phát biểu tại hội thi, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Kim Anh cho biết: Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tổ chức sự kiện truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường - Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”; phát động hai cuộc thi viết “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình” và “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật bằng hình thức video clip”; tiếp tục lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi, bổ sung)...
“Trong chương trình hôm nay, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố phối hợp với Ban An toàn giao thông tổ chức Hội thi “Nữ tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông”, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, hội thi góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị của phụ nữ và nhân dân Thủ đô, vì sự bình an và hạnh phúc của mỗi người và từng gia đình, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại”, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố thông tin…
Hội thi giúp nâng cao vai trò của tổ chức Hội và cán bộ Hội Phụ nữ trong tuyên truyền an toàn giao thông. Ảnh: N.D |
Nâng cao vai trò của tổ chức Hội và cán bộ Hội Phụ nữ trong tuyên truyền an toàn giao thông
Tại cuộc thi, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, hội viên Hội phụ nữ Công an TP Hà Nội cho rằng, xây dựng văn hóa giao thông hay nâng cao ý thức tham gia giao thông của mỗi người chính là bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, như đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô-tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; đi bộ dưới lòng đường; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông… “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông đường bộ”, chị Nhung cũng kiến nghị.
Là Chủ tịch Hội LHPN xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, chị Lâm Thị Ngọc cho biết, nhiều năm qua, Hội LHPN xã Ninh Hiệp đã coi việc xây dựng văn hoá giao thông là 1 trong những vấn đề quan trọng. Nhiều mô hình CLB được thành lập như CLB uống có trách nhiệm…; tuyên truyền hội viên phụ nữ tại zalo, facebook, hội nghị; phối hợp nhà trownfg quan tâm tuyên truyền văn hoá giao thông cho học sinh. “Bản thân tôi cùng tập thể hội LHPN xã luôn cập nhật kiến thức về an toàn giao thông, tuyên truyền bổ sung kiến thức cho hội viên với mục tiêu “mỗi gia đình có 1 tuyên truyền viên về an toàn giao thông”, giúp xây dựng văn hoá giao thông bắt nguồn từ chính mỗi gia đình” - chị Ngọc nói.
Còn chị Trương Thị Thuý nhấn mạnh: với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", mỗi người dân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ để đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Cụ thể như: Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện; phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông; phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Bảo đảm đi đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông. Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông (Bốn không gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông. Ba có gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông).
Bài 1: Những hành vi ứng xử thiếu văn hoá khiến tình trạng giao thông trầm trọng hơn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại