Thứ sáu 08/11/2024 22:26
Tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng:

Bài 2: “Lá chắn” hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Luật Công chứng, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng.
-	Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Công chứng được Bộ Tư pháp tổ chức trực tuyến tại Hà Nội
Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Công chứng được Bộ Tư pháp tổ chức trực tuyến tại Hà Nội

Lấy người dân làm “trung tâm” phục vụ

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật Công chứng, hoạt động công chứng ở nước ta đã thu được kết quả đáng khích lệ. Hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp.

Không thể phủ nhận công chứng là “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu công việc cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Cùng với đó, hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, lấy người dân làm “trung tâm” phục vụ. Các Văn phòng công chứng được thành lập, củng cố và tiếp tục phát triển góp phần giảm áp lực cho các cơ quan hành chính Nhà nước.

Các Phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng hoặc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ về tài chính cũng đã góp phần giảm bớt gánh nặng biên chế và ngân sách nhà nước, qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Luật Công chứng năm 2014.

Việc thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và 59 Hội công chứng viên địa phương góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên từ Trung ương đến địa phương đã bước đầu nâng cao vai trò tự quản nghề nghiệp, chia sẻ, hỗ trợ công việc với cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, việc công chứng Việt Nam đăng cai tổ chức thành công một số sự kiện của Liên minh công chứng quốc tế (UINL), chủ động, tích cực tham gia và hoàn thành tốt các nghĩa vụ của UINL là kết quả đáng ghi nhận góp phần xây dựng hình ảnh và vị thế của công chứng nước ta với bạn bè quốc tế.

Có thể nói rằng, việc triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2014 đã thu được nhiều kết quả, thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, đón nhận. Yêu cầu công chứng ngày càng tăng, sự hài lòng và thuận tiện của nhân dân về công chứng, đặc biệt hình ảnh Công chứng Việt Nam được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến, được UINL ghi nhận và đánh giá cao chính là thước đo sự thành công của Luật.

Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình thi hành Luật Công chứng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng được tổ chức ngày 14-1-2022, đại diện các địa phương, tổ chức hành nghề công chứng, Hiệp hội Công chứng Việt Nam… đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong triển khai Luật Công chứng.

Đây sẽ là một trong những cơ sở, định hướng quan trọng để Bộ Tư pháp tổng hợp, lập đề nghị sửa đổi Luật Công chứng, đồng thời nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ hoặc quy định theo thẩm quyền những giải pháp phù hợp hơn trong công tác quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động công chứng trong những năm tiếp theo.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, pháp luật về công chứng đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với thực tiễn; trình độ của đội ngũ công chứng viên và người được giao làm nhiệm vụ công chứng chưa đồng đều, chất lượng hoạt động công chứng có nơi, có việc chưa đáp ứng yêu cầu, còn để xảy ra sai phạm; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số còn hạn chế; cải cách thủ tục hành chính tại một số nơi chưa thực sự toàn diện, chưa có tính liên thông.

Việc phân bổ các Văn phòng công chứng không gắn với địa bàn dân cư, hầu hết tập trung tại tại những tỉnh, TP có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, việc phân định công chứng - chứng thực chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động.

Theo đó, hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch về bản chất chính là hoạt động công chứng, văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch có giá trị như văn bản công chứng tuy nhiên trình tự, thủ tục chứng thực lại đơn giản hơn nhiều so với công chứng, người thực hiện chứng thực có các tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm thấp hơn hẳn so với công chứng viên…

Sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa TCHNCC, UBND cấp huyện và UBND cấp xã gây lãng phí nguồn lực xã hội, chưa giảm tải công tác hành chính tư pháp cho UBND cấp xã, cấp huyện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công.

Bên cạnh đó, vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên còn mức độ, một số việc còn chậm, chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản, tăng cường công tác giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; còn hiện tượng e ngại, né tránh, thờ ơ hoặc bao che hành vi vi phạm…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đề nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực công chứng, trước hết là Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành…

(Còn nữa)

Bài 1: Góp phần vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đoàn viên thanh niên với nhiều cách làm hay trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Đoàn viên thanh niên với nhiều cách làm hay trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Ngày 8/11, tại Hà Nội, hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật trong đoàn viên, thanh niên”.
Sôi nổi Chung khảo Cuộc thi “Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP Hà Nội”

Sôi nổi Chung khảo Cuộc thi “Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP Hà Nội”

Sáng 8/11, Hội Người mù TP Hà Nội phối hợp Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức vòng Chung khảo Cuộc thi “Tuyên truyền viên pháp luật giỏi cho người khiếm thị trên địa bàn TP Hà Nội” năm 2024.
Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Huyện Đông Anh: đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Chiều 7/11, UBND huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) gắn với tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư

Nhiều điểm mới, đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước.
Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Chế tài xử lý khi lái xe lạng lách, vượt xe khác trên đường

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, xe lưu thông trên đường chỉ được vượt khi có đủ các điều kiện được quy định. Việc không tuân thủ các quy định có thể khiến lái xe bị xử phạt hành chính, thậm chí nếu gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Hà Nội: hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm thực hiện thế nào?

Các khu vực ở Hà Nội được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm bao gồm 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 TP phía Bắc, phía Tây.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 8/11 đến ngày 18/11 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 8/11 đến ngày 18/11 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 8/11 đến ngày 18/11/2024.
Bão Yinxing đổ bộ biển Đông, trở thành cơn bão số 7, sức gió mạnh nhất giật cấp 17

Bão Yinxing đổ bộ biển Đông, trở thành cơn bão số 7, sức gió mạnh nhất giật cấp 17

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 8/11, bão Yinxing đã đi vào vùng biển khu vực Bắc biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Dự báo thời tiết 8/11: miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết 8/11: miền Bắc ngày nắng, gió nhẹ; Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 8/11.
Phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo mới nhất

Phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo mới nhất

Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Việt Nam có thêm 2 cơ sở giáo dục lọt bảng xếp hạng châu Á

Theo bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 do Tổ chức QS World University Rankings vừa công bố, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng châu Á.
Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm ôn lại quá trình phấn đấu, xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động