Thứ bảy 23/11/2024 12:03
Giá xăng dầu tăng cao, hoạt động vận tải lao đao:

Bài 1: Tác nhân kích thích lạm phát

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo các chuyên gia tài chính, thị trường xăng dầu thế giới “lên cơn sốt” đã tác động trực tiếp tới giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Việc giá xăng tăng vô hình chung khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó càng thêm khó, đặc biệt trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Việc giá xăng tăng vô hình chung khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó càng thêm khó, đặc biệt trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngày 24-2, sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, giá dầu thô đã nhanh chóng thiết lập mức giá kỷ lục kể từ năm 2014, lên trên 102 USD/thùng. Giá dầu Brent có thời điểm chạm mốc 105 USD/thùng.

Tại thị trường Việt Nam, giá xăng dầu ngày 21-2, giá xăng RON 95 đã hơn 26.000 đồng/lít, vượt đỉnh lịch sử vào năm 2014 và xác lập kỷ lục mới khiến thị trường xăng dầu chưa thể hạ nhiệt.

Sáng 27-2, giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá: Xăng E5RON92: không cao hơn 25.530 đồng/lít. Xăng RON 95 không cao hơn 26.280 đồng/lít. Dầu diesel không cao hơn 20.800 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 19.500 đồng/lít. Dầu mazut không cao hơn 17.930 đồng/kg.Lao đao vì giá xăng dầu tăng…

Sau nhiều kỳ điều chỉnh, từ chiều ngày 11-3, liên Bộ Công thương - Tài chính đã tăng đồng loạt giá xăng, dầu. Đánh dấu lần tăng thứ 7 liên tiếp kể từ đầu tháng 12-2021.

Theo đó, giá xăng RON 95 tăng 2.990 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 2.910 đồng/lít so với giá bán hiện hành.

Sau khi điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 không cao hơn 28.980 đồng/lít; Xăng RON 95 không cao hơn 29.820 đồng/lít. Như vậy, cả xăng E5 RON 92 và giá xăng RON tiếp tục lập đỉnh mới.

Giá dầu cũng đồng loạt tăng trong kỳ điều chỉnh ngày 11-3. Cụ thể, giá dầu diesel tăng 3.950 đồng/lít, lên mức 25.260 đồng/lít; Dầu hoả tăng 3.940 đồng/lít lên mức 23.910 đồng/lít.

Như vậy tính từ đầu năm đến ngày 11-3, xăng E5 RON95 đã tăng hơn 5.800 đồng/lít; xăng RON95 tăng gần 6.000 đồng/lít; dầu diesel tăng ở mức cao nhất là 7.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng hơn 6.700 đồng/lít; dầu mazut tăng trên 4.600 đồng/kg.

Sau nhiểu ngày lập mức đỉnh 29.820 đồng mỗi lít, từ chiều 21-3, liên Bộ Công thương - Tài chính đã giảm giá xăng, dầu, sau khi tăng 7 kỳ liên tiếp kể từ đầu tháng 12-2021.

Theo đó, giá xăng RON 95 giảm 630 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng/lít so với giá bán hiện hành.

Sau khi điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng RON 95 không cao hơn 29.190 đồng/lít; Xăng E5 RON 92 không cao hơn 28.330 đồng/lít.

Giá dầu cũng đồng loạt giảm sâu trong kỳ điều chỉnh hôm nay. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 1.630 đồng/lít, xuống mức 23.630 đồng/lít; Dầu hoả giảm 1.670 đồng/lít xuống mức 22.240 đồng/lít.

Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu ngày 21-3 giảm theo diễn biến giá dầu thô trên thế giới. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch 14-20/3, giá dầu thô có tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi thị trường cân nhắc các yếu tố liên quan đến tình hình giữa Nga - Ukraine. Theo đó, WTI giảm 3,02% xuống 103,09 USD/thùng, trong khi giá Brent giảm 3,69% xuống 105,07 USD/thùng.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho rằng, giá xăng dầu tăng cao chắc chắn tác động đến mặt bằng giá chung, làm tăng áp lực lạm phát trong nước.

Theo ông Long, yếu tố đầu vào là giá xăng dầu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến mọi ngành kinh tế, từ các ngành ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, phương tiện giao thông vận tải… cho đến ảnh hưởng gián tiếp như hoạt động sản xuất và tiêu dùng nào cần chuyên chở hay phân phối nguyên vật liệu, hàng hóa.

Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ rất chặt chẽ. Lạm phát tăng cao ở một số trường hợp đặc biệt có thể đi đôi với tăng trưởng mạnh lên nhưng trong trường hợp này, nếu lạm phát tăng cao do giá dầu tăng khi chiến sự Nga - Ukraine leo thang thì chắc chắn ảnh hưởng đến tăng trưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, giá xăng tăng cao đang là vấn đề đáng lo ngại, có tính tác nhân kích thích lạm phát gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục cần có nhiều sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, tài khóa và tài chính, sự bình ổn của thị trường nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hồi phục nhanh và phát triển.

Từ đó, các loại mặt hàng, dịch vụ sẽ theo giá xăng, tạo ra mặt bằng giá mới, tác động tiêu cực, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại, tiêu dùng của khách hàng sau đại dịch, đồng thời người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng của việc tăng giá này.

“Diễn biến thị trường trên đòi hỏi giải pháp linh hoạt khi điều hành giá xăng dầu bán lẻ, song hành nỗ lực kiểm soát giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để tác động quá lớn tới đời sống người dân”, chuyên gia Lê Đăng Doanh cho hay.

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động