Phân xử thế nào? - Bài 1: Cơ sở bác phản tố của anh trai với em gái
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhư lời người phụ nữ này, sáng 29-9-2016, bà đi mua cháo cho mẹ thì gặp ông T. Bà đã nhắn nhủ anh trai và sau đó ghé nhà thăm mẹ ốm. Tại đây, sau đôi câu qua lại, bà và chồng ông T (vợ là bà Khúc Thị D, SN 1961) thành ra to tiếng, xô xát. Ông T đã túm tóc, tát và bóp cổ bà. Trong khi đó, bà D thì lấy dép đánh vào phần phụ của bà. Bị thương, bà S đã phải điều trị tại Trạm y tế xã rồi chuyển BVĐK Hưng Nhân, Thái Bình, hết hơn 1,6 triệu đồng. Vì ông T không chủ động thăm hỏi, bồi thường, bà S đã khởi kiện anh trai để đòi số tiền viện phí này.
Một phiên tòa phân xử việc anh em kiện nhau. |
Tại tòa, ông T thừa nhận đã tát em gái. Nhưng người anh trai cho rằng, vì bà S chỉ tay vào mặt ông và nói rằng, mẹ có chết là vì ông. Quá bức xúc, ông đã không giữ được bình tĩnh. Mặt khác, vì bà S túm áo nên ông mới tát em gái.
Trong khi đó, ông T cũng có đơn phản tố yêu cầu bà S phải bồi thường sức khỏe vì em gái đã bóp bộ hạ và móc mắt ông làm chảy nhiều máu. Tổng số tiền ông yêu cầu nguyên đơn bồi thường là 2,3 triệu đồng. Bà D cũng cho rằng, em chồng đã đến nhà gây sự với chồng mình. Thấy hai anh em đánh nhau, bà vào giằng hai người. Khi bà D đưa tay gạt, bà S lại cho rằng, bị dùng dép đánh vào “chỗ kín”. Bà D khẳng định, không đánh em chồng và từ chối yêu cầu liên đới bồi thường cùng ông T hơn 1,6 triệu đồng.
HĐXX xác định, đây là vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và sự kiện xảy ra năm 2016 nên áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết. Tòa nhận thấy, yêu cầu của bà S có căn cứ chấp nhận vì bị thiệt hại sức khỏe. Sau khi bị thương, bà S đã điều trị và thể hiện ở Giấy chứng thương, Phiếu thu tiền khám, Hóa đơn tiền chụp X-quang. Ông T cũng nhận tát và đẩy bà S xuống nền nhà. Đây là hành vi trái pháp luật và lỗi hoàn toàn do ông T gây ra. Do đó, anh trai phải có trách nhiệm bồi thường hơn 1,6 triệu đồng cho em gái. Các khoản chi phí mà bà S yêu cầu là chi phí hợp lý và những thiệt hại thực tế cho việc khám chữa, phục hồi sức khỏe cho bà S sau khi bị ông T gây ra là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Tòa nêu, bà D không gây thương tích cho bà S nên không có căn cứ buộc bà D phải liên đới bồi thường cùng chồng. Ông T có yêu cầu phản tố với bà S nhưng không đưa ra được bằng chứng. Trong khi đó, bà S không thừa nhận gây thương tích cho ông T. Bà D có lời chứng rằng, không nhìn thấy nên không biết sự việc. Bản thân ông T cũng không có thương tích nên không có căn cứ buộc bà S phải bồi thường cho ông T. Do yêu cầu khởi kiện của bà S được chấp thuận nên ông T phải chịu án phí sơ thẩm là 300 nghìn đồng.
Như vậy, tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà S, buộc ông T phải bồi thường toàn bộ chi phí cho bà S hơn 1,6 triệu đồng; bác yêu cầu của bà S đòi bà D phải liên đới bồi thường do xâm phạm về sức khỏe với bà S. Bác yêu cầu phản tố của ông T về việc bắt em gái trả hơn 2,3 triệu đồng.
(Còn nữa)
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại