Thứ sáu 22/11/2024 04:24
Giải đáp chính sách

Trách nhiệm xây dựng, trình tự, hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý… di sản văn hóa phi vật thể

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của Unesco và Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi được biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của Unesco và dnah mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Xin quý báo cho biết về trách nhiệm xây dựng, trình tự, hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

(Nguyễn Anh Hùng, huyện Thanh Trì, Hà Nội)

Trả lời: Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:

Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của Unesco và Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, Điều 15 nêu về trách nhiệm xây dựng, trình tự, hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

1. Trách nhiệm xây dựng đề án:

a) Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án trên địa bàn;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng đề án theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL):

Tổ chức thỏa thuận về đề án do Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị; có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết;

Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO do Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị.

Quyết định lựa chọn UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án.

2. Thẩm quyền phê duyệt đề án:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO sau khi có ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia;

b) Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thỏa thuận của Bộ VHTT&DL;

c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ VHTT&DL và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan.

3. Hồ sơ gửi Bộ VHTT&DL thỏa thuận đề án, bao gồm:

a) Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương gửi Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đề nghị thỏa thuận đề án;

b) Dự thảo đề án;

c) Báo cáo thực trạng của di sản;

d) Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án;

đ) Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án thuận lợi cho việc phê duyệt, thỏa thuận.

4. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, bao gồm:

a) Tờ trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án;

b) Dự thảo đề án;

c) Báo cáo thực trạng của di sản;...

5. Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức sơ kết, đánh giá lại sau 02 (hai) năm triển khai đề án, xem xét điều chỉnh (nếu cần) để bảo đảm việc triển khai phù hợp với thực tiễn; có Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ VHTT&DL muộn nhất 03 (ba) tháng sau khi tổng kết đề án.

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động