Thứ sáu 27/09/2024 10:38

Tọa đàm trực tuyến "Kinh tế Hà Nội -70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.
Tọa đàm trực tuyến

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD, đến năm 2045, GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD. Do đó, cần có những đánh giá về khả năng thực hiện được những mục tiêu trên. Chính quyền Thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp gì?

Đặc biệt, hiện nay Hà Nội đang triển khai Luật Thủ đô 2024, để phát triển Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Qua góc nhìn của các chuyên gia, Hà Nội cần tận dụng Luật Thủ đô thế nào để thực hiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và kỳ vọng sẽ có sự thay đổi gì trong phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay môi trường tự nhiên đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và khi sự phát triển kinh tế cần được thúc đẩy một cách bền vững hơn, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh và số hóa đã trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi, Báo Kinh tế & Đô thị, Sở Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

Tham dự toạ đàm có các vị diễn giả:

TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Hiệu trưởng trường Kinh tế và Quản lý công (Đại học Kinh tế Quốc dân).

PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng.

TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương)

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế

TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro)

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding.

Về phía đơn vị tổ chức có PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; TS Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các đồng chí trong Ban biên tập, cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban tham dự tọa đàm.

Tọa đàm trực tuyến

Ban tổ chức tặng hoa các diễn giả tham dự toạ đàm

Về phía đơn vị tổ chức có PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; TS Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các đồng chí trong Ban biên tập, cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban tham dự tọa đàm.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị điểm lại, trong 70 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế.

70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực sự là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, lương tri và phẩm giá con người.

Tọa đàm trực tuyến
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc toạ đàm

Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,0%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt 61,7% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Đến nay, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, do đó, một nền kinh tế năng động không chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà còn phải chú trọng phát triển bền vững, hài hòa với môi trường.

Trước những thách thức đó, Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) là một công cụ pháp lý vô cùng quan trọng. Đây là nền tảng để Hà Nội khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, tạo nên những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Luật Thủ đô sửa đổi đã có những giải pháp toàn diện nhằm thúc đẩy kinh tế số, phát triển năng lượng tái tạo, và xây dựng những mô hình kinh tế mới, phù hợp với xu hướng quốc tế.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế Hà Nội trong 70 năm qua, chúng ta không thể không tự hào về những thành tựu đã đạt được. Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc. Chính nhờ những chủ trương, quyết sách đúng đắn từ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, cùng với sự đồng hành của người dân, kinh tế Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cho đến dịch vụ và du lịch.

Trong suốt quá trình đó, Hà Nội không ngừng nỗ lực để hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Những mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn đang dần hình thành và phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào sự phát triển bền vững của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và thu hút nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững, rất cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và thiết thực.

Tọa đàm trực tuyến

Quang cảnh toạ đàm.

Với mong muốn cung cấp cho các nhà quản lý và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu phát triển kinh tế Hà Nội 70 năm qua, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp để kinh tế Hà Nội ngày càng phát triển bền vững, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tọa đàm “Kinh tế Hà Nội- 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

"Đây là tọa đàm vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao, thông qua tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu, gợi mở của các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý, để giúp Hà Nội ngày càng phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới." - PGS.TS Nguyễn Thành Lợi bày tỏ.

Phiên I: Phát triển kinh tế Hà Nội - Dấu mốc 70 năm

Tại Phiên I của toạ đàm, PGS.TS Bùi Thị An, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, TS Lê Quốc Phương cùng trao đổi về bức tranh phát triển của kinh tế Hà Nội trong 70 năm qua.

Tọa đàm trực tuyến

PGS.TS Bùi Thị An, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, TS Lê Quốc Phương cùng trao đổi tại Phiên I của toạ đàm.

Thưa PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong phóng sự chúng ta vừa xem, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một trong những mốc son rực rỡ, với lịch sử nghìn năm. Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Đây cũng là dấu mốc cho tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội với nhiều thành tựu đáng kể. Ông có thể điểm lại giúp những dấu ấn đặc biệt nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội suốt 70 năm qua?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Chúng ta biết rằng, vào năm 1954, khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 130km2 với nền kinh tế cũng khá èo uột cùng hơn 1.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Không chỉ thế, GDP bình quân đầu người lúc đó của Hà Nội cũng rất thấp so với các quốc gia xung quanh, thậm chí còn kém hơn so với nhiều tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ, việc đầu tiên mà Hà Nội làm được là xóa bỏ được nạn mù chữ vào năm 1957, từ đó tạo ra được bước chuyển lớn trong lực lượng lao động TP cũng như nâng cao ý chí độc lập, tự cường của Thủ đô.

Đến năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, cũng như hậu phương chi viện cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp để hỗ trợ phát triển công nghiệp trong cả nước.

Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã coi là hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.

Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.

Đến năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là TP vì hòa bình và đến năm 2000 thì được vinh danh là Thủ đô anh hùng. Đến năm 2008, Hà Nội có bước đột phá khi mở rộng địa giới hành chính và trở thành một Thủ đô rộng lớn như hiện nay. Điều này đã khiến cơ cấu kinh tế của Hà Nội đang ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, bền vững, xanh hơn, sạch hơn.

Trên cơ sở đó, chúng ta thấy rằng quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Điều rất quan trọng là thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội vào năm 2023 đã lần đầu tiên vượt thu nhập bình quân đầu người của TP Hồ Chí Minh.

Tọa đàm trực tuyến
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã dần chuyển mình thành địa phương có tốc độ thay đổi cơ cấu kinh tế sang dịch vụ cũng như là sang kinh tế xanh, kinh tế sạch hơn, nhanh hơn và mạnh hơn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Trên cơ sở đó, đến năm 2020 trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, kinh tế Hà Nội có bước phát triển cũng rất mạnh mẽ. Vào năm 2022 mặc dù là tăng trưởng kinh tế của Hà Nội có chậm lại nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước.

Chúng ta cũng hy vọng rằng với đà phát triển trong 70 năm qua, với ý chí quyết tâm, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, Hà Nội sẽ sớm có được những bước phát triển mới, tạo ra năng suất lao động cao hơn, hiệu quả lớn hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Tọa đàm trực tuyến
Các diễn giả tham dự Phiên I

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, ông có đánh giá như thế nào về thành tựu, mô hình của kinh tế của Hà Nội sau giải phóng?

TS Lê Quốc Phương: Có thể nói, trong 70 năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Đặc biệt, phát triển mạnh mẽ nhất từ sau khi mở rộng địa giới hành chính. Trước đây, Hà Nội đơn thuần là trung tâm hành chính của cả nước, nhưng ngày nay, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, cùng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã trở thành đầu tàu của cả nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...

Mô hình kinh tế của Hà Nội có sự thay đổi tích cực, đó là đưa thương mại, dịch vụ, du lịch làm mũi nhọn. Cùng với đó, Hà Nội cũng phát triển theo những mô hình kinh tế mới trên thế giới. Hiện nay, khu vực thương mại dịch vụ chiếm gần 2/3 tổng sản phẩm GRDP địa phương. Đây là một hướng đi khá đúng đúng đắn.

Về thương mại, trước kia, Hà Nội chỉ có một số chợ và các hộ bán lẻ nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngày nay, lĩnh vực thương mại của Hà Nội trở thành ngành kinh tế lớn, không chỉ phục vụ đời sống người dân mà còn đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.

Tọa đàm trực tuyến
TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương)

Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ (cả đầu mối và dân sinh), hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hà Nội vào nhóm 10 TP có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 15 trong danh sách các điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2023, khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế).

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, năm 2023, xuất nhập khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ 8 trên 63 tỉnh, thành.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của TP Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội có 9 khu công nghiệp hoạt động (tổng diện tích 1.670,6ha), 3 khu công nghiệp đã thành lập, đang triển khai xây dựng hạ tầng (diện tích 663,4ha).

Hà Nội đã thu hút khoảng 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó 313 được công nhận là làng nghề truyền thống.

Tọa đàm trực tuyến
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng.

Sau hơn 15 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, diện mạo đô thị Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước. Thưa PGS.TS Bùi Thị An bà nhìn nhận như thế nào về sự phát triển của kinh tế Hà Nội từ dấu mốc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô?

PGS.TS Bùi Thị An: Từ khi có Nghị quyết số 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, tính đến hôm nay đã được 16 năm 2 tháng. Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi có thể nói là đột biến, thay da đổi thịt, một cách toàn diện, mà không chỉ người Thủ đô mà cả bạn bè trong khu vực phải thừa nhận. Bình quân tăng trưởng GDP của Hà Nội luôn cao hơn mức chung của cả nước, luôn là đơn vị dẫn đầu về kinh tế theo đúng như mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị.

Đáng chú ý, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, từ việc ăn, ở cho tới học hành, vui chơi giải trí… Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của TP Hồ Chí Minh.

Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: Tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Nếu trước đây, nhắc đến kinh tế Hà Nội là người ta hay nhắc đến cốm Vòng, đào Nhật Tân… thì nay lại nghĩ ngay đến những vùng kinh tế của Thủ đô. Kinh tế phát triển đã góp phần đưa hạ tầng xã hội thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, ngay cả những huyện vùng xa như Phúc Thọ, Ba Vì… thì ô tô có thể vào tận cửa.

Nhìn lại có thể thấy, chính sự phát triển của hạ tầng giao thông cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm cho kinh tế Thủ đô phát triển. Song song đó, hạ tầng giáo dục, hạ tầng văn hóa, hạ tầng y tế… cũng đều có những thay đổi đột phá. TP Hà Nội hiện đã có tới 2.000 trường học các cấp. Cùng với đó, an sinh xã hội của Thủ đô Hà Nội cũng có những điểm nhấn trong phát triển.

Tôi cho rằng chính nhờ có sự nỗ lực không ngừng của Nhân dân Hà Nội, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, đã đưa Thủ đô Hà Nội có những bước tiến xa, vững chắc. Mặc dù vậy, chúng ta chưa thể tự hài lòng với những gì đang có, Thủ đô vẫn phải không ngừng vươn lên.

Vậy, ông có đánh giá thế nào về vai trò, cũng như đóng góp của Hà Nội trong phát triển kinh tế vùng và cả nước?

TS Lê Quốc Phương: Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, Hà Nội đóng góp vào trong các chỉ số kinh tế của cả nước rất lớn. Hiện, Hà Nội chiếm 1% về diện tích và 8,5% về dân số, nhưng đóng góp 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Nói về vai trò của Hà Nội, trước hết là vai trò trọng yếu quốc gia. Hà Nội không chỉ là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, mà còn là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế.

Về thế mạnh kinh tế, Hà Nội là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hiện Hà Nội là động lực, đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Bên cạnh đó, Hà Nội có vị trí đầu mối giao thông thuận lợi để phát triển giao thông đa dạng (đường bộ, sắt, thủy, hàng không) và kết nối dễ dàng với các tỉnh, TP của vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế.

Với việc chuyển dịch thành TP xanh, sạch, thông minh, hiện đại, nếu thành công, Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực và cả nước.

Tọa đàm trực tuyến
TS Nguyễn Đức Kiên, TS Nguyễn Minh Phong, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn trao đổi tại Phiên II của toạ đàm.

Phiên II: Thế mạnh của kinh tế Thủ đô

Tại Phiên II của toạ đàm, TS Nguyễn Đức Kiên, TS Nguyễn Minh Phong, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng trao đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại của Thủ đô, sức hấp dẫn của Hà Nội và những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và xuất khẩu.

Nghị quyết số 15/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển cho kinh tế Thủ đô. Theo ông, Hà Nội có những tiềm năng, thế mạnh gì để thực hiện những mục tiêu này?

TS Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, phải nói rằng, trong nhiều năm qua, Trung ương đã luôn quan tâm, ưu tiên dành cho Hà Nội nhiều điều kiện thuận lợi. Đơn cử như năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, từ đó giúp tạo tiền đề cho Hà Nội quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thủ đô; mới đây Luật Thủ đô tiếp tục được sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Thủ đô Hà Nội phát triển.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Hà Nội cũng được Trung ương quan tâm, bố trí đầy đủ với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của mình. Đội ngũ trí thức của Hà Nội tập trung nhiều nhất, không chỉ về kinh tế mà còn khoa học cơ bản, công nghệ kỹ thuật…

Tọa đàm trực tuyến
TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Với những lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, Hà Nội cũng là một trong 5 địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong hàng chục năm qua; cũng là 1 trong những nơi đi đầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện, đội ngũ các DN có thể đáp ứng công nghiệp phụ trợ cho các DN FDI đã tăng vượt trội

Chúng tôi cũng muốn đề cập đến tinh thần tự lực cánh sinh vươn lên của Thủ đô. Hiếm có địa phương nào ứng phó với thiên tai địch họa tốt như Hà Nội.

Báo Kinh tế & Đô thị
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ

Ngày 25/9/2024, nhân dịp đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jonathan Finer.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Vào chiều ngày 25/9 theo giờ địa phương (sáng 26/9 giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chính thức bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba sau khi hoàn thành các hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 tại Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hội đàm với Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa

Trong khuôn khổ tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, chiều 24/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với đồng chí Đinh Tiết Tường, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đẩy mạnh truyên truyền về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đảm bảo đúng tầm, đúng mức và phù hợp

Đẩy mạnh truyên truyền về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đảm bảo đúng tầm, đúng mức và phù hợp

Sáng 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp Ban Tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tạo đột phá trong đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn

Tạo đột phá trong đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn

Hà Nội đã có trong tay bộ công cụ rất mạnh để tạo đột phá trong đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn Thủ đô.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn tặng quà gia đình chính sách tại quận Tây Hồ

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn tặng quà gia đình chính sách tại quận Tây Hồ

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công...
Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội tổ chức tặng quà, tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là hoạt động chính thức đầu tiên trong Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Một trong những môn học yêu thích của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường là môn Lịch sử. Từ những ngày còn đi học, tôi đã luôn hào hứng và say mê với những trận chiến qua từng con chữ, lớn thêm chút nữa, ở cấp học cao hơn, bên cạnh việc say sưa nghe thầy cô giáo thuật lại các trận chiến oai hùng của ông cha ta, không chỉ có tôi, mà tất cả các bạn học sinh đều bị thu hút bởi những thước phim lịch sử được các thầy cô gắn vào bài giảng điện tử.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động