Thứ ba 08/04/2025 21:17

Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng di cốt trong ngôi mộ cổ được phát tích tại làng Hạ Đồng, H.Vĩnh Bảo, Hải Phòng có thể là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tìm thấy ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

PGS-TS Nguyễn Lân Cường (giữa) cùng các chuyên gia tiến hành cạo lớp sơn ta để tìm thẻ tre trong tấm ván địa của quách

Hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học VN tổ chức, diễn ra vào ngày hôm qua (16.1) tại Hà Nội.

Linh cảm ngôi mộ của một người đặc biệt

Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông

Thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người

Ngôi mộ cổ được phát tích vào tháng 4.2014 trong vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Người dân làng H.Vĩnh Bảo đã tìm thấy một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2 m. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà con địa phương đã an táng bộ hài cốt tại nghĩa trang của xã, còn chiếc quách gỗ được giữ lại.

Anh Lê Trung Kiên, một người quen của bà Bùi Thị Hiền, cùng nhà giáo Ngô Văn Hiển (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chụp lại các mặt của tấm quách đem đến nhờ nhà thư pháp Hán Nôm Lê Thiên Lý, cụ Lương Bắc Tưởng - một người Hoa, hiện đang cư ngụ tại Hải Phòng và cụ Phạm Văn Duyệt - người thông thạo chữ Hán đọc lại các chữ trên tấm quách. Mặc dù, các chữ đã mờ gần hết nhưng những người thông hiểu chữ Hán, Hán Nôm có mặt đã đọc được đoạn thơ sau: Giá độc tất đạt/Trạng Trình khiếu phong/Tâm dĩ nhật chính/Tầm tự quang long/Trùng mộc chủ tôn/Trung sinh nam cự. Bốn chữ cuối có ghi: “Đạt - phong - long - tôn”. Khi đó, những người tham gia phát tích ngôi mộ và đọc chữ trên tấm quách linh cảm đây có thể là ngôi mộ của một nhân vật đặc biệt. Bởi, những dòng chữ được đọc thấy trên tấm quách trùng với nhiều dữ liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông có tên húy là Nguyễn Văn Đạt, dân gian vẫn quen gọi là Trạng Trình. Ngoài ra, cụ Lương Đắc Tưởng còn đọc được hai chữ Kim Lan đứng liền nhau, như ý chỉ về dòng họ danh giá. Sau đó, anh Lê Trung Kiên đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người nhờ nghiên cứu tấm quách để tìm chủ nhân của ngôi mộ cổ.

PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, cho hay vào tháng 5.2014, viện đã đề nghị địa phương phối hợp nghiên cứu để làm rõ danh tính chủ nhân của ngôi mộ nhưng không có hồi đáp, việc nghiên cứu tấm quách gỗ cũng dừng lại. Tấm quách được nhà văn - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha (người gốc Vĩnh Bảo, Hải Phòng) lưu giữ tại ngôi nhà số 59 Tràng Thi (Hà Nội). Vào tháng 12.2016, khi tấm quách được đưa trở về Bảo tàng Hải Phòng, Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã phối hợp Hội Khảo cổ học VN quyết định nghiên cứu lại tấm quách.

Chiếc thẻ tre trong tấm ván địa

PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, kể lại đầu tháng 6.2016, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha có gọi cho ông nhờ xem chiếc quách. “Chiếc quách hình chữ nhật, nắp bị vỡ, có kích thước tương đương với quách gỗ mà tôi và Bảo tàng Nam Định đã khai quật vào ngày 15.9.2011 tại cánh đồng Đầu Chín, thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, H.Vụ Bản, Nam Định còn nguyên bộ hài cốt (có niên đại trong khoảng thế kỷ 16 - 18). Chỉ có khác, mộ ở Cao Phương bên trong là quan tài gỗ, bên ngoài là quách bằng vôi, vữa mật. Còn quách gỗ này là đào thấy trực tiếp trong đất, không có bọc lớp quách hợp chất bên ngoài”. Sau đó, PGS-TS Nguyễn Lân Cường đã tách thành của quách ra một đoạn gửi tới Trung tâm hạt nhân (TP.HCM) để phân tích niên đại. Kết quả cho thấy, gỗ làm tấm quách có niên đại khoảng 1.700 năm. Bên cạnh đó, TS khảo cổ học Lê Đình Phụng sau khi xem xét tấm quách đã đưa ra kết luận: Gỗ dùng làm tấm quách là gỗ Ngọc Am, loại gỗ quý hiếm, nếu là dân thường thời phong kiến không thể có được. Cũng theo ông Phụng, quy cách đóng chiếc quách và cách ghép, chất liệu sơn cho thấy thuộc vào thời nhà Mạc.

Sau khi có quyết định nghiên cứu lại tấm quách để xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ, các chuyên gia đã cho mở ván địa của chiếc quách, PGS-TS Nguyễn Lân Cường là người trực tiếp tham gia. Ông kể sau khi cạy hết lớp sơn thứ nhất ở đầu tấm địa, lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong, chiếc thẻ tre nằm trong khe của tấm ván địa lộ dần ra. “Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5 mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265 mm, rộng 9,76 mm, dày 3,79 mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi đã chụp ảnh ngay vì sợ không khí có thể khiến chữ bị mờ đi”, PGS-TS Nguyễn Lân Cường cho biết.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý cho hay ngay khi chiếc thẻ được đưa ra, ông đã đọc được chữ Đạt. Sau đó, ông và nhà Hán học Hoàng Phan và cụ Lương Bắc Tưởng đã cùng đọc chữ viết trên chiếc thẻ tre và phát hiện ra chữ Mạc triều trạng nguyên và 2 chữ Cù Xuyên (đạo hiệu của giám sinh Nguyễn Văn Định, thân sinh của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm). “Để kết luận chính xác ngôi mộ có phải là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không chúng ta cần nghiên cứu thêm nữa. Tuy nhiên, với những nghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu và sự tham gia của các nhà ngoại cảm cho thấy khả năng rất lớn đây là ngôi mộ của ông. Khi đã xác định đây chính là ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cần có những biện pháp để bảo tồn”, thiếu tướng, PGS-TS Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người, nói.

Ngọc An / thanhnien.vn

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví tiền, điện thoại cho người dân

Cảnh sát giao thông Hà Nội trao trả ví tiền, điện thoại cho người dân

Thông tin Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 4 - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, đơn vị đã hoàn tất thủ tục trao trả tài sản thất lạc cho người dân bị đánh rơi.
Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025: chung tay vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025: chung tay vì sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Ngày 7/4 hàng năm là một dịp quan trọng để các quốc gia trên thế giới cùng nhau tập trung vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng. Năm 2025, Ngày Sức khỏe thế giới 7/4 có chủ đề: "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng".
Phát hiện chiếc ví cầm tay có rất nhiều tiền, người đàn ông có hành động bất ngờ

Phát hiện chiếc ví cầm tay có rất nhiều tiền, người đàn ông có hành động bất ngờ

Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, đơn vị đã trao trả tài sản cho người dân bị thất lạc trên địa bàn.
Huyện Mê Linh quy hoạch phân khu đô thị mới phía Tây đường Vành đai 4

Huyện Mê Linh quy hoạch phân khu đô thị mới phía Tây đường Vành đai 4

Ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía Tây đường Vành đai 4 – phân đoạn 1 (phía Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
Hà Nội: tai nạn giao thông tại giảm sâu trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hà Nội: tai nạn giao thông tại giảm sâu trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong ba ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (từ 5 đến 7/4), tình hình an toàn giao thông tại Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực với số vụ tai nạn, số người tử vong và bị thương giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Luật Thủ đô 2024: để người thu nhập thấp an cư lạc nghiệp

Luật Thủ đô 2024: để người thu nhập thấp an cư lạc nghiệp

PGS. TS Nguyễn Văn Quân (Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, Luật Thủ đô 2024 nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng Hà Nội thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững. Việc bảo đảm nhà ở cho các đối tượng chính sách và người có thu nhập thấp là một yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững và văn minh đô thị.
Dự báo thời tiết 8/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa phùn, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 8/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa phùn, gió nhẹ; miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 8/4.
Dự báo thời tiết 7/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa rào nhẹ rải rác; Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 7/4: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa rào nhẹ rải rác; Nam Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 7/4.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 6/4 đến ngày 16/4 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 6/4 đến ngày 16/4 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 6/4 đến ngày 16/4.
Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026

Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026

Ngày 8/4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2025 - 2026, Hà Nội dự kiến tăng tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập với mức 64%, cao hơn các năm học trước.
Chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với số phòng học, ưu tiên phòng học 2 buổi/ngày

Chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với số phòng học, ưu tiên phòng học 2 buổi/ngày

Theo kế hoạch đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, năm học 2025-2026, Hà Nội thực hiện phương thức xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND quận, huyện, thị xã quy định để tuyển học sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 vào các trường công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục siết chặt quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục siết chặt quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 1479/BGDĐT-GDPT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động