Thống nhất các danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu Sở Công thương tham mưu, đề xuất UBND Thành phố báo cáo Bộ Công thương kịp thời chỉ đạo thống nhất các danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ; Rà soát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục ngành, nghề thủ công mỹ nghệ được xét tặng nghệ nhân đảm bảo đúng quy định pháp luật và Thành phố. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trong Chương trình khuyến công Thành phố đảm bảo hiệu quả, chất lượng góp phần chuyển dịch lao động trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực nông thôn, làng nghề, phố nghề. Phối hợp UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, rà soát, nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố về làng nghề đậu bạc Định Công. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác chống hàng giả, hàng nhái; kiểm soát chặt chẽ thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nghệ nhân, thợ giỏi tại các làng nghề.
Sở Du lịch chủ trì nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch chương trình phát triển sản xuất các sản phẩm du lịch kết hợp các làng nghề truyền thống. Trước mắt thí điểm triển khai tại 02 làng nghề xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm và Làng nghề Vạn Phúc, quận Hà Đông.
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Bảo tàng Hà Nội nghiên cứu, đề xuất, tham mưu UBND Thành phố về chủ trương bố trí khu vực trưng bày, giới thiệu, giao dịch thương mại các sản phẩm làng nghề trong Bảo tàng Hà Nội.
Sở Lao động, Thưong binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công thương; Văn hóa và Thể thao; Du lịch; Nội vụ và Bảo tàng Hà Nội nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách ưu đãi nghệ nhân, thợ giỏi trong: đào tạo nghề, truyền nghề thủ công mỹ nghệ; đi học tập kinh nghiệm, tham quan tại các bảo tàng lịch sử, văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước; chế độ bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của pháp luật và Thành phố.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND huyện Thường Tín và chủ đầu tư Dự án đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ nghiên cứu đầu tư tuyến đường phù hợp để phát triển tiềm năng, thế mạnh của làng nghề sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố nghiên cứu xây dựng Quy chế khởi nghiệp cho các doanh nghiệp mới, các ý tưởng sản phẩm và thiết kế sáng tạo, quy chế hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tại Hà Nội thường xuyên tổ chức các hội nghị kết nối Doanh nghiệp-Ngân hàng để tiếp nhận, xem xét kết nối vay vốn ưu đãi của các nghệ nhân, thợ giỏi với các ngân hàng trên địa bàn Thành phố; Định kỳ báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu, đề xuất kế hoạch tổ chức các cuộc thi sáng tạo mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm quà tặng, lưu niệm mang đặc trưng của làng nghề, địa danh nổi tiếng của Thủ đô phục vụ khách du lịch; Vận động các làng nghề phối hợp Sở Du lịch tham gia chương trình phát triển sản xuất các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của làng nghề, địa danh nổi tiếng của Thủ đô. UBND huyện Thường Tín phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương và Chủ đầu tư Dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nghiên cứu đầu tư tuyến đường phù hợp để phát triển tiềm năng, thế mạnh của làng nghề sơn mài Hạ Thái, huyện Thường Tín. UBND huyện Phú Xuyên đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp Phú Túc; giải quyết kiến nghị của Công ty TNHH Mây tre đan Hiền Lương. Đề nghị UBND quận Hoàng Mai rà soát, nghiên cứu, giới thiệu địa điểm bố trí mặt bằng của làng nghề kim hoàn Định Công.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc tổ chức triển khai các nội dung chỉ đạo nêu trên; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gửi Sở Công thương trước ngày 10/11/2016 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
PV / PL&XH
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại